Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Nên chuẩn bị thuốc gì khi sống ở vùng ngập lụt?

Cập nhật: 31/7/2018 | 10:20:45 PM

Tại các vùng lũ lụt, sau khi nước rút thường xuất hiện một số dịch bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh...

Tại các vùng lũ lụt, sau khi nước rút thường xuất hiện một số dịch bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh, bà con sống trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ lụt cần phải chuẩn bị một số loại thuốc cơ bản trong mỗi gia đình.

Mưa, lũ, lụt tràn về nhiều bệnh tật do nước bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh sẽ xảy ra, đứng trước tình thế đó người dân nên chuẩn bị thuốc gì để phòng, chữa bệnh?

Những loại bệnh thường xảy ra trong mùa mưa lũ, lụt?

Trong và sau mưa, lũ, một số bệnh thường gặp như bệnh ngoài da (nước ăn chân), cảm lạnh, tiêu chảy, viêm họng, viêm amiđan cấp (sốt cao, đau họng), bệnh đau mắt đỏ, bệnh sốt vàng da (sốt cao có vàng da kèm theo vàng mắt, có thể là bệnh viêm gan A hoặc viêm gan E, sốt vàng da chảy máu do xoắn khuẩn Leptosspira), bệnh viêm da dị ứng, mề đay hoặc bệnh kiết lỵ cũng có thể xuất hiện. Bên cạnh đó, một số người còn bị bệnh mạn tính. Vì vậy, mỗi cá nhân hoặc từng gia đình nên chuẩn bị một số thuốc thông thường, tuy đơn giản nhưng lại rất cần thiết vào những thời điểm bất tiện này.

Nên chuẩn bị thuốc gì?

    Trước tiên, trong tủ thuốc gia đình nên có thuốc giảm đau, hạ sốt. Loại thông dụng nhất là paracetamol. Loại thuốc hạ sốt này dùng khi sốt trên 38,5oC, khi đã dùng khăn có nước ấm đắp lên trán, bẹn, nách mà không đỡ. Sau 6 giờ, nếu sốt cao trở lại, cho uống một liều tiếp.

    Người dân sống ở vùng ngập lụt nên chuẩn bị một số thuốc thiết yếu trong mùa mưa bão.

    Bệnh tiêu chảy là bệnh thường gặp vào mùa mưa, lụt, lũ do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, vì vậy, một số thuốc như smectite intergrade cũng nên chuẩn bị vài chục gói. Nếu không có smectite intergrade, có thể dùng sirô trimebutine maleate. Nên uống xa bữa ăn. Người dân có thể bị táo bón sau khi hết tiêu chảy, vì vậy cần ngưng thuốc ngay khi hết tiêu chảy. Có thể mua loại dung dịch có thành phần nifuroxazide.

    Trong mỗi gia đình cũng nên có ít nhất 10 gói oresol (ORS), nên mua loại 5,63g/gói, khi trẻ bị tiêu chảy, pha một gói vào 200ml nước đun sôi để nguội. Liều lượng dùng, trẻ dưới 24 tháng tuổi, uống 50 - 100ml sau mỗi lần bị tiêu chảy và ngày uống khoảng 500ml. Trẻ từ 2 - 10 tuổi, mỗi lần uống 100 - 200ml và uống khoảng 1.000ml/ngày sau mỗi lần tiêu chảy. Trẻ trên 10 tuổi và người lớn, uống theo nhu cầu (khát là uống).

    Chuẩn bị thuốc ho nên dùng loại thông dụng là ambroxol hydrochloride dạng siro, với người lớn nên mua loại thuốc viên. Nếu có người bị hen, nên dùng loại siro có thành phần terbutalin sulphate. Dùng thêm thuốc xịt họng có thành phần salbutamol sulfate, tốt hơn nữa là thuốc vừa phòng, vừa cắt cơn hen có thành phần budesonic kết hợp với formoterol (thuốc dạng hít).

    Để chữa bệnh nước ăn chân do vi nấm gây ra (Trichophyton Mentagrophytes và Trichophyton Rubrum) nên chuẩn bị một số thuốc chống ngứa như clopheniramin hoặc thuốc trị nấm ngoài da như ASA (thuốc bôi ngoài da) hoặc có thể dùng lá trầu tươi, lá rau răm (vò nát, đắp lên chỗ ngứa). Hoặc chuẩn bị sẵn một ít giấm ăn, muối ăn, khi cần thiết, pha vào nước sạch vài thìa cà phê, ngâm chân vào đó ngày 2- 3 lần, khoảng 10 phút mỗi lần. Ngoài ra, cũng nên chuẩn bị một số thuốc nhỏ mắt như nước muối sinh lý 9%o, cloramphenicol 1%o, hoặc tobrex 0,4%, hoặc tobrin 0,4%, để phòng khi nước lũ tràn về, dùng nước bẩn bị đau mắt đỏ. Trong gia đình có người bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh dạ dày hoặc đái tháo đường, bệnh thoái hóa khớp, cần chuẩn bị các thuốc đã uống thường ngày (theo đơn thuốc của bác sĩ), nên mua thêm vài ba liều dự phòng. Tuy nhiên, với các loại thuốc kháng sinh không được tự mua khi không có đơn thuốc của bác sĩ.

    Khi đã có thuốc cần bảo quản thật tốt như cho vào túi nilon buộc kín, để trên cao, tránh ẩm mốc sẽ gây hỏng thuốc hoặc mưa lũ cuốn trôi. Mọi người cũng cần biết, việc dùng thuốc chỉ để làm giảm nhẹ dấu hiệu bệnh, trong khi chưa thể đi khám bệnh ở cơ sở  y tế được, vì vậy, sau khi nước rút, nếu bệnh chưa khỏi nên đi khám bệnh ngay.

    (Nguồn: suckhoedoisong.vn)

    TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
    CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
    • Liên kết web
    • Lịch công tác Trung tâm
      Phòng chống nCoV
      Văn Bản Pháp Luật
      Quản lý XN
      Hỏi Đáp Trực Tuyến
      Hòm thư góp ý SYT
      Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
      Website Sở Y tế Quảng Ninh
      BV tỉnh
      BV Bãi Cháy
      BV Sản Nhi
      BV Lao và Phổi
    • Video - Phóng sự
    • Video Phóng Sự
    • Tư vấn
    • Bảng Giá Dịch Vụ
      Tư vấn Dinh Dưỡng
      Tư vấn Đái tháo đường
      Tư vấn xét nghiệm
    1800 9014