Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Nhiều người trong gia đình cùng mắc ung thư phổi: Bệnh có thể lây?

Cập nhật: 4/1/2023 | 7:50:42 AM

Thông thường, ở giai đoạn đầu bệnh thường khó biểu hiện rõ. Nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này, có khả năng được chữa khỏi.

Ung thư phổi là bệnh lý xảy ra khi xuất hiện các tế bào đột biến gen, tăng sinh mất kiểm soát trong mô phổi. Chúng hình thành nên các khối u ác tính làm suy giảm chức năng của phổi.

Những tế bào ác tính này đi theo đường máu, hệ thống bạch huyết và lan dần tới những cơ quan khác của cơ thể và hình thành khối u ở đó, tình trạng này được gọi là di căn.

Thông thường, ở giai đoạn đầu bệnh thường khó biểu hiện rõ. Nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này, có khả năng được chữa khỏi. Tuy vậy, đa phần bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn nặng và có dấu hiệu rõ hơn. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.

Nhiều người trong gia đình cùng mắc ung thư phổi: Bệnh có thể lây? - 1

Ung thư phổi là bệnh lý xảy ra khi xuất hiện các tế bào đột biến gen, tăng sinh mất kiểm soát trong mô phổi (Ảnh: Getty).

Ung thư phổi chia làm 2 loại chính là: 

- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Chiếm khoảng 10% đến 15% tổng số ca mắc ung thư phổi. Đây là loại ung thư phát triển rất nhanh. Ung thư phổi tế bào nhỏ được chia làm 2 loại: ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào nhỏ kết hợp.

- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: Thường ít nguy hiểm và tiến triển chậm, chiếm khoảng 80% đến 85% tổng số ca mắc bệnh. Ba loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chính là: ung thư phổi tế bào tuyến, ung thư phổi biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn. 

Theo các chuyên gia, bệnh ung thư phổi không lây truyền qua bất kỳ con đường nào, kể cả đường máu, đường ăn uống hay đường tiếp xúc cơ thể như: bắt tay, ôm hôn. Do đó, bạn không nên kỳ thị, xa lánh người bệnh ung thư phổi. Trong khi đó, người bệnh rất cần sự quan tâm, chăm sóc và chia sẻ từ những người xung quanh.

Còn về trường hợp cùng một gia đình có 2-3 thành viên đều mắc ung thư phổi có thể là do sống chung gia đình mọi người sẽ có chung thói quen ăn uống sinh hoạt, sử dụng thức ăn, nguồn nước giống nhau, sống chung môi trường nên cũng có nguy cơ đột biến tế bào giống nhau.

Để có thể chủ động phát hiện sớm và phòng tránh ung thư phổi, bạn có thể thực hiện những cách sau:

- Không hút thuốc lá, tránh xa những nơi thường xuyên có khói thuốc lá.

- Hạn chế việc đưa các chất kích thích (rượu, bia) vào cơ thể.

- Chủ động rèn lối sống lành mạnh cho bản thân bằng cách rèn luyện thể lực, tập các bài tập thở để nâng cao thể trạng.

- Tránh xa môi trường nhiều không khí ô nhiễm. Sử dụng khẩu trang khi phải làm việc hoặc di chuyển tại những khu vực có nhiều khói bụi.

- Nếu có những biểu hiện bất thường ở hô hấp, diễn ra liên tục trong thời gian dài, cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.

- Tiến hành tầm soát sớm ung thư phổi định kỳ bằng cách làm xét nghiệm kiểm tra các chỉ số liên quan trực tiếp đến những căn bệnh ung thư thường gặp.

(Nguồn: dantri.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014