Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Nhìn nhận về tầm quan trọng của hệ miễn dịch sau đại dịch COVID-19

Cập nhật: 21/6/2020 | 9:26:59 AM

Việc xuất hiện các dịch bệnh nguy hiểm, có nguy cơ lây lan rộng đang trở thành mối đe dọa đến sức khỏe, đời sống tâm lý, tinh thần và sức khỏe một cách nghiêm trọng. Có một thực tế không thể phủ nhận trong những tháng đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 như một “cơn lốc đen” tấn công toàn bộ thế giới, suy giảm chức năng hệ hô hấp và cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người trên thế giới. Qua thực tế đó, chúng ta mới nhận thức một cách nghiêm túc nhất về tầm quan trọng của hệ miễn dịch trong trận chiến chống lại virus COVID-19.

Vậy cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch là gì?

Mỗi chúng ta đều có một “ngân hàng kháng thể” trong lần đầu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch lúc này có trách nhiệm “ghi nhớ” và hình thành cơ chế chống lại chúng trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về hệ miễn dịch, chúng ta cần hiểu cơ chế hoạt động của nó:

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bước 1: Khi virus xâm nhập cơ thể, các thực bào lao đến tấn công virus, đồng thời gửi cảnh báo thông tin đến toàn hệ miễn dịch là có kẻ thù xâm nhập. Sau đó các thực bào dồn về các hạch bạch huyết (nằm ở mang tai, cổ, nách, bẹn). Vì vậy chúng ta thấy khi có tác nhân lạ gây viêm nhiễm thì các hạch này sẽ sưng to lên.

Bước 2: Vì số lượng thực bào hạn chế không thể nào tiêu diệt kịp virus nhân bản quá nhanh, nên chúng phát động viêm gây sốt. Lý do là vì nhiệt độ cao sẽ làm virus nhân bản chậm hơn để hệ miễn dịch tìm cách đối phó, thường phải mất một tuần.

Bước 3: Thông tin virus được tế bào tua chuyển về các hạch để tế bào lympho B và T phân tích và chọn ra kháng thể. Khi tìm được kháng thể phù hợp thì tế bào B sẽ sản xuất hàng loạt và gửi nó đi khắp nơi trong cơ thể. Các virus ngay lập tức bị vũ khí kháng thể này bám chặt vào bề mặt và vô hiệu hóa, không cho xâm nhập vào các tế bào khác.

Bước 4: Sau một tuần nhiễm bệnh sốt và mệt mỏi, người bệnh phục hồi do hệ miễn dịch đã hoàn thiện tạo kháng thể để chống lại virus. Thông tin về kháng thể sẽ được lưu trữ để những lần sau nếu virus này xâm nhập thì cơ thể tạo ngay ra kháng thể chống lại mà không phải chờ lâu..

Qua tìm hiểu về cơ chế, chúng ta đã có thể hiểu hệ miễn dịch thực sự có vai trò quan trọng như thế nào, nó vừa là tạo hàng rào bảo vệ cũng như tiêu diệt các virus đang từng giây tìm cách tấn công vào trong cơ thể

Yếu tố quyết định nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả

Nâng cao hệ miễn dịch hay tăng cường sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất. Dịch bệnh xảy ra lại là một liệu pháp giúp người dân nhìn nhận được ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, phòng dịch cho cá nhân cũng chính là phòng dịch cho cộng đồng. Hiểu được giá trị như vậy thì mọi người cũng nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của mình hơn bao giờ hết.

Trang bị kiến thức

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Việc tự trang bị kiến thức giúp bạn tự chăm sóc bản thân và những người xung quanh. Hiểu biết về cơ thể giúp bạn tự tin hơn, kiểm soát và thích ứng tốt với những căn bệnh của mình. Bạn có thể cập nhật các kiến thức về sức khỏe từ:

- Những người có cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng

- Sách, báo, phương tiện truyền thông.

- Bác sĩ và các chuyên gia y tế.

- Các chương trình tọa đàm, tư vấn sức khỏe

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Cơ thể nạp năng lượng mỗi ngày từ thức ăn, nhưng nếu không có kiến thức về thực phẩm sẽ rơi vào tình trạng “Ăn thì thừa, không ăn thì thiếu”. Vì vậy chúng ta cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học:

- Kiểm soát thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm sạch, hạn chế sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia và tránh nhiễm khuẩn.

- Hạn chế các món nướng, chiên, xào, hạn chế rượu bia, chất kích thích và đồ cay nóng.

- Hạn chế thức ăn nhanh, nước ngọt và đồ uống có gas. Hạn chế ăn mặn và đồ uống nhiều muối.

- Nên ăn theo cách của người Nhật: dùng đồ tươi sống và tăng cường ăn cá.

- Trái cây: Nên sử dụng trước bữa ăn 10-20 phút.

Vận động khoa học

Luyện tập thể thao là điều không thể thiếu cho một cơ thể khỏe mạnh.

- Chọn lựa môn thể thao phù hợp với sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp và điều kiện sức khỏe của bản thân như chạy bộ, bơi lội,...

- Tập vừa sức và tăng dần cấp độ luyện tập để cơ thể thấy thoải mái, khỏe khoắn, tránh quá sức.

- Kiên trì luyện tập đều đặn, khoảng 30-40 phút luyện tập mỗi ngày và lựa chọn sáng sớm là thời gian luyện tập thích hợp nhất, tránh xa bữa ăn.

(Nguồn: suckhoedoisong.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014