Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Vì sao người cao tuổi nên ngủ trưa khoảng 1 tiếng?

Cập nhật: 10/1/2017 | 10:41:32 AM

TS. Junxin Li, Trung tâm cứu giấc ngủ và sinh học thần kinh ngày đêm tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, đã báo cáo kết quả nghiên cứu về giấc ngủ trưa đối với người cao tuổi trên tạp chí Journal of the American Geriatrics Society.

Chợp mắt khoảng một giờ vào buổi trưa có thể tăng cường chức năng nhận thức ở người cao tuổi.
Chợp mắt khoảng một giờ vào buổi trưa có thể tăng cường chức năng nhận thức ở người cao tuổi.

Khi già đi, chức năng nhận thức sẽ giảm sút; chúng ta có thể gặp vấn đề về nhớ tên người khác, quên mất chỗ để chìa khóa, hoặc gặp khó khăn khi học hỏi những thông tin mới.

Đối với một số người lớn tuổi, sự suy giảm chức năng nhận thức có thể nghiêm trọng hơn, có khả năng dẫn đến bệnh Alzheimer hoặc các dạng sa sút trí tuệ khác.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tích cực, cả về tinh thần và thể chất, có thể giúp giữ cho trí óc minh mẫn khi về già - nhưng còn giấc ngủ trưa tốt thì sao?

Ngủ trưa và chức năng nhận thức

Nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng ngủ trưa có thể cải thiện khả năng nhận thức cho người lớn tuổi, và giấc ngủ chợp mắt vào ban ngày có thể cải thiện trí nhớ gấp 5 lần.

Theo National Sleep Foundation, ngủ trưa khoảng 20-30 phút là tốt nhất để tăng cường sự tỉnh táo và trí tuệ, mà không cản trở giấc ngủ ban đêm.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới gợi ý ngủ trưa khoảng 1 tiếng là lý tưởng trong việc cải thiện chức năng nhận thức ở những người già.

TS. Li và các đồng nghiệp đã đi đến những phát hiện này thông qua phân tích dữ liệu của 2.974 người Trung Quốc từ 65 tuổi trở lên tham gia trong nghiên cứu dọc về sức khỏe và người nghỉ hưu Trung Quốc.

Tất cả các đối tượng đã thực hiện một loạt các bài kiểm tra đánh giá sự chú ý, trí nhớ phân đoạn, và năng lực thị giác không gian, bao gồm các bài kiểm tra toán học, nhớ từ và vẽ hình.

Các đối tượng cũng được hỏi xem họ ngủ bao lâu sau khi ăn trưa mỗi ngày trong tháng vừa qua, và được phân loại thành bốn nhóm dựa trên câu trả lời. Các nhóm bao gồm không ngủ trưa (0 phút), ngủ trưa ít (dưới 30 phút), ngủ trưa vừa phải (30-90 phút), và ngủ trưa nhiều (trên 90 phút).

Những người ngủ trưa vừa phải có năng lực tâm thần tốt hơn

Khoảng 57,7% các đối tượng báo cáo có ngủ chợp mắt sau bữa ăn trưa, với giấc ngủ trưa trung bình kéo dài khoảng 1 tiếng.

So với những người không ngủ trưa, những người có giấc ngủ trưa vừa phải thực hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra nhận thức.

Những người ngủ trưa vừa phải cũng có khả năng nhận thức tốt hơn so với những người ngủ ít và những người ngủ nhiều. Tính trung bình, mức giảm năng lực tâm thần của những người không ngủ trưa, ngủ trưa ít và ngủ trưa nhiều lớn hơn so với những người ngủ trưa vừa phải khoảng 4-6 lần.

Những người không ngủ trưa, ngủ trưa ít, hoặc ngủ trưa nhiều đều bị suy giảm chức năng nhận thức tương đương với tăng 5 tuổi.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đây là nghiên cứu quan sát, vì vậy họ không thể chứng minh giấc ngủ trưa trực tiếp mang lại lợi ích cho chức năng nhận thức ở người già.

Tuy nhiên, TS. Li và các đồng nghiệp tin rằng kết quả của họ cho thấy cần nghiên cứu sâu hơn:

"Các kết quả ủng hộ giả thuyết rằng một giấc ngủ vừa phải sau bữa ăn trưa có liên quan với nhận thức chung tốt hơn. Người già không ngủ trưa hoặc ngủ trưa quá 90 phút (ngủ nhiều ) dễ có điểm số chức năng nhận thức thấp hơn so với những người ngủ trưa 30 – 90 phút (ngủ trưa vừa phải)”


(Nguồn: dantri.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014