Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 17 tỉnh, thành phố của Việt Nam

Cập nhật: 14/3/2019 | 2:35:25 PM

Theo cơ quan thú y, hiện nay dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 17 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Hôm nay (14/3), Bộ NN&PTNT sẽ họp với các tỉnh, thành phố từ Nghệ An trở ra phía Bắc để bàn việc khống chế, ngăn chặn lây lan của dịch bệnh này.

Đến nay, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã lan ra 17 tỉnh, thành phố của Việt Nam, gồm: Hưng Yên,  Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La và Nghệ An.

Theo Cục Thú y, trong 2 ngày qua, tốc độ lây lan của DTLCP có xu hướng chậm lại. Các địa phương đã và đang quyết liệt thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT cùng các hộ chăn nuôi triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn chặn dịch bệnh này lây lan.

tieu  huy lon copy.jpg

Dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 17 tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Theo Bộ NN&PTNT, bệnh DTLCP là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút chỉ gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng, không gây bệnh cho các loài động vật khác; lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%; bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn; không lây nhiễm và gây bệnh ở người; vi rút có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn; bệnh lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm lợn mang mầm bệnh, hoặc gián tiếp qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh (ve mòng, côn trùng, gặm nhấm, chim di cư,...), các phương tiện vận chuyển, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người. Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị bệnh.

Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 3/3/2019, đã có hơn 20 quốc gia báo cáo có bệnh DTLCP.

Trước tình hình trên, nhiều người dân lo lắng và đang có tư tưởng tẩy chay sản phẩm thịt lợn. Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khẳng định: DTLCP không có khả năng lây sang người nên người tiêu dùng không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm thịt lợn. 

PGS Phu giải thích thêm, dịch tả lợn có tác nhân gây bệnh là vi rút, khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn. Kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người.

Còn theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, DTLCP không lây sang người nhưng rất nguy hiểm vì lây lan rất nhanh, đồng thời không có vắc xin phòng bệnh. Nếu không quyết liệt ngăn chặn sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi. Quan trọng nhất hiện nay là áp dụng đồng bộ các giải pháp tổng hợp, với phương châm "phòng là chính".

 - 1

Bệnh dịch tả lợn châu Phi là một loại bệnh nguy hiểm có nguy cơ gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.

Xuất hiện dịch tả lợn châu Phi ở Nghệ An

Ngày 13/3, trao đổi với PV, ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho biết, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu vừa phát hiện một ổ dịch tả lợ châu Phi (DTHCP).

Theo đó, ngày 12/3 gia đình ông Hoàng Văn Lan (ngụ xóm 7, xã Quỳnh Mỹ huyện Quỳnh Lưu) báo cáo chính quyền địa phương thấy 2 con lợn nái và 20 con lợn con bị chết. Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh Nghệ An đã lấy mẫu đem đi xét nghiệm và cho kết quả dương tính với vi rút DTHCP.

Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã tiêu hủy toàn bộ số lợn của gia đình ông Lan và phun trừ hóa chất, vôi bột khử trùng tiêu độc ở các hộ trong xóm 7 và các xóm tiếp giáp.

 - 2

Sau khi xảy ra ổ dịch, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ đã xử lý an toàn, triệt để, không để lây lan ra các hộ nuôi chung quanh

Tại cuộc họp chiều 13/3, ông Đinh Viết Hồng giao huyện Quỳnh Lưu sớm công bố dịch. Thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống và dập dịch. Tiến hành khoanh vùng lập các chốt chặn tại những khu vực phát hiện dịch nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.

Sau khi xảy ra ổ dịch, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ đã xử lý an toàn, triệt để, không để lây lan ra các hộ nuôi chung quanh.

Được biết, trong thời gian qua, địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều phương pháp để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi như: Phun trùng khử độc, lập các chốt, ngăn chặn dịch từ biên giới… nên đã hạn chế được sự lây lan từ các tỉnh lân cận.

(Nguồn: dantri.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014