Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Việt Nam chưa triển khai "hộ chiếu vắc xin"

Cập nhật: 19/4/2021 | 8:40:51 AM

Hiện nhiều nước chưa áp dụng "hộ chiếu vắc xin", WHO cũng chưa khuyến cáo áp dụng. Việt Nam đang nghiên cứu phương án phù hợp, có thể thử trên quy mô nhỏ tại khu du lịch, sân golf…

Hộ chiếu vắc xin thực chất là giấy chứng nhận một người đã tiêm đủ hay chưa đủ vắc xin Covid-19 theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thường là tiêm 2 mũi. Người nào tiêm đủ vắc xin theo quy định về chuyên môn thì được cấp giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin. 

Hiện nay trên thế giới chưa có nhiều nước áp dụng hộ chiếu vắc xin. Hiện mới chỉ có Singapore áp dụng song ở phạm vi rất hẹp, vừa tham khảo vừa thăm dò. Nhiều nước khác như Mỹ, Nhật chưa áp dụng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chưa khuyến cáo áp dụng tại thời điểm này. 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế cũng đang làm việc các bộ ngành, cơ quan chức năng để đưa ra phương án.

Việt Nam chưa triển khai hộ chiếu vắc xin - 1

Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế).

Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết trên thế giới, thời điểm này chưa có nhiều nước áp dụng hộ chiếu vắc xin, Hiện có Singapore nhưng nước này chỉ áp dụng trên phạm vi rất hẹp, vừa tham khảo vừa thăm dò. Rất nhiều quốc gia khác như Mỹ, Nhật,… cũng chưa áp dụng, mới chỉ đưa ra bàn.Vắc xin chỉ có tác dụng làm giảm, hạn chế tỷ lệ trầm trọng của bệnh trong trường hợp mắc Covid-19. 

Theo ông Tấn khi áp dụng cần lưu ý một số điểm. Thứ nhất là hiệu lực của vắc xin, hiện có nhiều loại vắc xin khác nhau, mỗi quốc gia sử dụng mỗi loại khác nhau như AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sputnik… Hiệu quả vắc xin tùy theo mỗi loại, có loại hiệu lực cao, có loại thấp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là chấp nhận vắc xin nào. Đối với vắc xin hiệu lực thấp, vẫn còn % còn lại không có tác dụng. 

Thứ hai là rất nhiều quốc gia có tỷ lệ mắc cao hoặc tiêm phòng cao thì miễn dịch cộng đồng cao hơn, trong khi đó Việt Nam hiện tương đối "sạch" do kiểm soát dịch tốt. Tỷ lệ tiêm vắc xin của nước ta cũng chưa đạt yêu cầu. 

"Chính vì vậy, miễn dịch cộng đồng của Việt Nam rất thấp, chúng tôi chưa dám nói không có", ông Tấn lưu ý.

Vì thế, khi triển khai hộ chiếu vắc nếu không quản lý chặt, nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng là có. Bộ Y tế đang tìm hiểu thêm, trao đổi với các bộ ngành để xây dựng phương án phù hợp như áp dụng cho người dân đến từ quốc gia nào, loại vắc xin nào, cách ly như thế nào… Hiện các bên đã thống nhất những người đã tiêm vắc xin đủ theo khuyến cáo nhà sản xuất thì có thể giảm thời gian cách ly nhưng vẫn phải chờ quyết định Bộ Y tế, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19. 

Ông Tấn cũng cho biết có thể xem xét nếu người có "hộ chiếu vắc xin" cư trú ngắn ngày, chỉ ở trong khu vực khách sạn hoặc khu được cho phép, không di chuyển đi đâu. Bộ Y tế đang nghiên cứu các quốc gia trên thế giới xem họ áp dụng như thế nào để đưa ra một số mô hình, thử nghiệm như tại sân golf hoặc khu du lịch rất nhỏ… Tuy nhiên, điều này đòi hỏi chính quyền địa phương phải quản lý thật chặt. Vì có nhiều trường hợp khi được đưa vào khu cách ly xét nghiệm lần 1 âm tính nhưng vài ngày sau xét nghiệm thì lại thành dương tính. Nếu không quản lý chặt, để họ ra cộng đồng thì nguy cơ lây ra cộng đồng là hoàn toàn có thể.

(Nguồn: dantri.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014