Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Việt Nam có thể kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030?

Cập nhật: 3/12/2019 | 10:42:44 AM

Theo Liên Hợp Quốc, các quốc gia muốn kết thúc dịch AIDS vào năm 2030 thì cần đạt được mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020: 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 90% người điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế.

Thực tế năm 2018 Việt Nam đạt kết quả ba mục tiêu này là 80-70-95. Như vậy, trừ mục tiêu thứ 3 chúng ta đã đạt được, còn hai mục tiêu đầu, nhất là mục tiêu thứ 2 còn khá xa so với đích đặt ra, trong khi chúng ta chỉ còn có 1 năm để thực hiện.

Năm 2019, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm chọn chủ đề cho Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS với là “Cùng hành động để kết thúc dịch AIDS”, nhằm nhấn mạnh đến mục tiêu quan trọng mà cả thế giới quan tâm và Việt Nam đã cam kết đó là kết thúc dịch AIDS.

Việt Nam có thể kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030? - 1

Theo lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, trong năm 2019 chúng ta đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan trong phòng,chống HIV/AIDS, nổi bật là:

-Dịch HIV/AIDS trong cộng đồng tiếp tục thuyên giảm, mức 0,24%.

- Mở rộng và đa dạng dịch vụ xét nghiệm (XN) HIV, phát hiện gần 10.000 trường hợp nhiễm HIV mới qua các giải pháp XN mới.

- Tăng cường huy động sự tham gia của các tổ chức cộng đồng vào phòng, chống HIV/AIDS.

- Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tiếp tục được duy trì và đổi mới.

-Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) triển khai tốt.

- Điều trị ARV tiếp tục được mở rộng, chất lượng điều trị rất tốt.

- Khởi động chiến dịch Quốc gia “Không phát hiện = Không lây truyền” (K=K).

- Chuyển đổi thành công điều trị ARV từ viện trợ sang BHYT.

 Lãnh đạo Cục cũng nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS, để có thể hoàn thành mục tiêu kết thúc dịch AIDS: Mặc dù nhiễm HIV là nhiễm bệnh truyền nhiễm mãn tính, tuy nhiên các giải pháp để kiểm soát dịch HIV không chỉ là các giải pháp y tế mà mang tính xã hội tức cần có sự tham gia của tất cả lãnh đạo các cấp, ngành y tế, các ban ngành đoàn thể và cả cộng đồng. Khác với nhiều bệnh khác, khi một cá nhân mắc bệnh có thể đến các cơ sở y tế để khám, phát hiện và điều trị. Tuy nhiên với HIV là đại dịch xảy ra trên tất cả các quốc gia và châu lục trên thế giới nên ở bình diện rộng cần sự chung tay của cả cộng đồng thế giới phòng, chống HIV/AIDS, nhất là hiện nay xu hướng thế giới phẳng, người đã nhiễm HIV thậm chí vẫn không chẩn đoán được (trong giai đoạn cửa số) nên không thể áp dụng các biện pháp cấm đoán di chuyển hay cách ly.

Cộng đồng các quốc gia nếu không chung tay sẽ không thể bảo vệ được quốc gia mình khỏi HIV/AIDS. Tương tự vậy, ở phạm vi nhỏ hơn là một quốc gia, một tỉnh, thành phố hay nhỏ hơn là một gia đình, chúng ta không thể dùng các biện pháp cách ly để dập dịch như với nhiều dịch khác. Hơn nữa, các giải pháp kiểm soát dịch ngoài việc lấy ngành y tế là chủ đạo thì rất cần sự chung tay của cả cộng đồng, từ việc lãnh đạo chỉ đạo chương trình đến dự phòng lây nhiễm HIV, điều trị, chăm sóc HIV/AIDS, chống kỳ thị và phân biệt đối xử v.v... nếu chỉ ngành y tế thực hiện sẽ không thể thành công. Vai trò của cộng đồng ở đây còn muốn nhấn mạnh đến sự tham gia của các tổ chức xã hội, của các mạng lưới, cộng đồng người dễ bị tổn thương bởi HIV như người nghiện ma túy, người quan hệ tình dục đồng giới, người hoạt động mại dâm, người nhiễm HIV v.v... họ không chỉ là đối tượng của chương trình mà còn phải tham gia như đối tác của chương trình.

(Nguồn: dantri.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014