Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Những điều cần biết phòng chống bệnh Sởi

Cập nhật: 19/1/2018 | 4:42:29 PM

Trong năm 2017 toàn miền Bắc ghi nhận 138 trường hợp dương tính với virút Sởi, tăng 43 % so với năm 2016, tập trung chủ yếuở Hà Nội là 58 ca, Hải Dương 16 ca, Vĩnh Phúc 11 ca, đặc biệt ghi nhận 01 ca tử vong tại Hà Nội.

Tại Quảng Ninh, năm 2017 đã giám sát 54 ca sốt phát ban  song không có trường hợp nào có kết quả xét nghiệm dươngtính với virút Sởi. Tuy nhiên sởi là một bệnh dễ lây lan thành dịch trong mùa đông xuân nên mỗi người dân cần chủ động phòng tránh dịch bệnh cho bản thân và gia đình.
1.Nguyên nhân
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 7 – 18 ngày, trung bình 10 ngày. Thời kỳ lây truyền từ 5 ngày trước cho tới 5 ngày sau phát ban
2. Đường lây truyền
Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do hít phải các dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bắn ra được khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.
3. Triệu chứng
Sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp, xuất tiết và viêm kết mạc mắt,  xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng (Koplik) ở niêm mạc miệng. Khi phát ban ra ngoài, đầu tiên ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ…
Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng.
4. Cách phòng bệnh:
* Tiêm phòng vắc xin
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. 
Hãy đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi ngay từ khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 sởi - rubella khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.
Người lớn chưa bị mắc bệnh sởihoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, phụ nữ trước khi mang thai 3 tháng cần chủ động đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi.
* Vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng hợp lý
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh.
 Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh.
Che miệng khi ho, hắt hơi.
Cho trẻ ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý, bổ sung  cho trẻ uống VTM A đúng khuyến cáo viện Dinh dưỡng .
* Vệ sinh môi trường
Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày. 
-Khử trùng và vệ sinh thông khí: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.
* Phát hiện sớm ca bệnh: 
Thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện mắc bệnhđể được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.

(Nguồn: Bs. Nguyễn Thị thu Hường- Khoa KSBTN)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014