Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Dịch sốt phát ban nghi Sởi gia tăng tại Quảng Ninh

Cập nhật: 29/5/2019 | 7:47:52 AM

Tại Quảng Ninh, tình hình dịch sốt phát ban nghi sởi đang có xu hướng tăng cao và nguy cơ lây lan thành dịch lớn, đặc biệt tại khu vực thành phố Hạ Long, Đông Triều, Cẩm Phả và huyện Đầm Hà. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là nhóm người chưa được tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng sởi trong đó có nhóm trẻ nhỏ dưới 9 tháng chưa đến tuổi tiêm chủng, nhóm trẻ 1- 4 tuổi bị bỏ sót không được tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi và nhóm người lớn là công nhân lao động tại một số khu công nghiệp, xí nghiệp.

Tính đến hết ngày 26 tháng 05 năm 2019 toàn tỉnh ghi nhận 765 trường hợp Sốt phát ban nghi Sởi tại 13/14 huyện/thành phố (trừ huyện Hải Hà), xét nghiệm dương tính 432 ca tăng hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2018. Các trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi mắc ghi nhận chủ yếu tại các thành phố tại Hạ Long ( 451 ca), Đông Triều (104 ca), Cẩm Phả (43 ca)...Trong đó số ca được xét nghiệm kết quả dương tính với sởi cao nhất tại Hạ Long 313 ca, Đông Triều 22 ca. Số mắc tập chung lứa tuổi 1-15 tuổi chiếm 57,31%, người lớn chiếm 42,69%, trong đó 72,64 % số người mắc bệnh không được tiêm chủng, trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng chiếm 9,74%. Ghi nhận 06 ổ dịch tại thành phố Hạ Long (03 ổ dịch), huyện Đông Triều (01 dịch ), Cô Tô(01ổ dịch), Đầm Hà (01), ổ dịch có số mắc cao Làng Chài – phường Hà Phong – TP Hạ Long 72 ca, ổ dịch bản Lý Khoái, xã Quảng Lâm huyện Đầm Hà: 29 ca.        
 Tại Việt Nam, đến nay 63/63 tỉnh, thành phố ghi nhận >21.000 ca sốt phát ban nghi sởi, số ca xét nghiệm (+) sởi là 5.054. Tại Miền Bắc tính đến 24/5/2019 ghi nhận 7.018 ca sốt phát ban nghi sởi trong đó xét nghiệm sởi (+) 2.940 ca, số mắc chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc sởi ở người lớn. Trong số các trường hợp mắc sởi có đến 98,7% có tiền sử chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin sởi. Các trường hợp mắc tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi thấp và những đô thị có dân số di biến động lớn nên có nguy cơ cao bùng phát dịch. 
Với tình hình dịch sởi tại các địa phương diến biến phức tạp, số ca mắc ngày càng gia tăng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã tham mưu Sở Y tế chỉ đạo Ủy ban nhân dân 14 huyện/thị xã, thành phố, các Sở ban ngành, các bệnh viện, các đơn vị Y tế trong tỉnh tăng cường phòng chống bệnh sởi . Đồng thời, triển khai các hoạt động can thiệp phòng chống dịch cụ thể như: Tăng cường điều tra, giám sát, xử lý ổ dịch TX Đông Triều, thành phố Hạ Long, huyện  Cô Tô, Đầm Hà; Rà soát tỷ lệ tiêm chủng của các đơn vị trên toàn tỉnh, chỉ đạo các đơn vị triển khai tiêm vét vắc xin sởi - Rubella trong các ngày tiêm chủng thường xuyên; …

Người dân cần chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ để phòng bệnh cho trẻ

Bác sĩ Trần Thị Diệp, Phó Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm cho biết:  Trên 80% các trường hợp mắc sởi là do chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Đối tượng mắc không chỉ ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng có thể mắc sởi. Bệnh sởi có mức độ lây lan rất nhanh, nhiều trường hợp có biến chứng nặng gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong đó, biến chứng phổ biến nhất là viêm phổi, viêm phế quản gây ngừng thở, tắc thở, bị bội nhiễm và viêm não. Bác sĩ Diệp Khuyến cáo người dân cần:
Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi. 
 Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện. 
 Trường hợp mắc sởi nhẹ được cho cách ly tại nhà, trẻ cần phải nghỉ học, không tham gia các hoạt động tập thể ít nhất 7 ngày kể từ ngày phát ban sởi để tránh lây lan ra trường học và những người xung quanh.  
 Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. 
 Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần chủ động đi tiêm vắc xin sởi (vắc xin sởi, MR, MMR) tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi.  

(Nguồn: Minh Khương)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014