Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Gia tăng bệnh cúm A khi thời tiết giao mùa

Cập nhật: 7/10/2018 | 8:24:31 PM

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để vi rút cúm A lây lan và có khả năng bùng phát.

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang vi rút cúm A có khả năng truyền vi rút cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh.
Thời gian sống của Vi rút cúm A H1N1
Theo thống kê của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, trong tháng 9 và đầu tháng 10, có 40 bệnh nhân nhập viện điều trị bệnh cúm A tại khoa Bệnh nhiệt đới. Đến thời điểm hiện tại ngày 04/10/2018, khoa Bệnh nhiệt đới đang điều trị nội trú cho 20 bệnh nhân mắc cúm A.
Bác sĩ Lương Xuân Kiên – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Người mắc cúm A thở đầu tiên cũng có biểu hiện ban đầu dễ nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường như sổ mũi, ho, hắt hơi, đau đầu, đau họng, cơ thể nhức mỏi. Tuy nhiên, người mắc cúm A sau đó có biểu hiện sốt cao liên tục. Trường hợp bệnh nhân có biến chứng gây ra viêm phổi hay viêm phế quản thì kèm theo triệu chứng của hô hấp như nhanh, khó thở. Người bệnh sẽ gặp nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế, cần theo dõi người bệnh khi có những biểu hiện bất thường  thì đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và có hướng điều trị kịp thời để chủ động điều trị chăm sóc sức khỏe cho người bệnh đồng thời phòng lây truyền bệnh cho những người xung quanh.”
Những người dễ mắc cúm A và dễ bị biến chứng khi mắc phải vi rút là: Người cao tuổi; những người bị bệnh mạn tính như bệnh tim, phổi, thận, gan hoặc bệnh thần kinh, HIV, tiểu đường hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu do điều trị hóa trị; người sống trong các khu dân cư đông đúc, nơi có nguy cơ cao virus lây lan; Phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn thai kỳ nào; những người béo phì; trẻ em từ 0 – 6 tuổi; nhân viên y tế và người chăm sóc những người từng bị nhiễm virus cúm A.
Không chỉ những đối tượng dễ mắc vi rút cúm A mà ngay cả những người bình thường cũng nên cẩn trọng khi dịch bệnh đang có xu hướng bùng phát trong thời điểm giao mùa.
Bác sĩ Lương Xuân Kiên cho biết: “Có vắc xin phòng bệnh cúm, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ tiêm phòng cúm trong cộng đồng còn thấp. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, tránh tụ tập tại những nơi đông người khi không cần thiết.”
Bệnh cúm A có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người mắc. Để người dân chủ động phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo:
Bảo đảm vệ sinh cá nhân; che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm, hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

(Nguồn: Hải Ninh)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014