Ðau thắt lưng – “Tố cáo” bệnh gì?
Vì sao đau thắt lưng?
Mọi người có thể mắc triệu chứng đau thắt lưng (ĐTL) ngay cả tuổi còn rất trẻ. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân xảy ra ngay tại cột sống thắt lưng nhưng có thể do tổn thương ở một vị trí khác hoặc cơ quan khác trong cơ thể gây nên. ĐTL có thể do tác động cơ học hoặc do viêm nhiễm. ĐTL do tác động cơ học gặp chủ yếu ở lứa tuổi đã trưởng thành và người cao niên như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống (cột sống thắt lưng, cùng cụt)... Thoái hóa cột sống thắt lưng thường hay xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm bởi do trọng lực của cơ thể quá nặng tác động hàng ngày lên toàn bộ cột sống, trong đó cột sống thắt lưng chịu áp lực nhiều nhất (đứng hoặc ngồi làm việc nhiều giờ). Triệu chứng ĐTL được thể hiện khá sớm gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, sức khỏe, buộc người bệnh phải đi gặp thầy thuốc. Ngoài do thoái hóa cột sống thắt lưng, mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê vật nặng không cân xứng làm thoát vị đĩa đệm cũng là một nguyên nhân gây ĐTL. Người bệnh có biểu hiện ĐTL dữ dội, nằm bất động, không cử động được phải cấp cứu. ĐTL còn có thể do viêm dây chằng, đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu hoặc do viêm nhiễm ở một cơ quan lân cận khác như viêm phần phụ (nữ giới), viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm đường niết niệu hoặc sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, niệu quản, bàng quang). Khi mắc các bệnh này, người bệnh thường ĐTL âm ỉ đồng thời với các triệu chứng chính của bệnh (đau dạ dày, sỏi tiết niệu, viêm phần phụ ở nữ giới).
Người cao tuổi bị đau lưng nên định kỳ khám bệnh để được theo dõi điều trị tránh tái phát.
Để xác định nguyên nhân đau thắt lưng cần chụp Xquang cột sống thắt lưng, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm nước tiểu. Nếu có điều kiện cần chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Ngoài ra, để loại trừ các bệnh có liên quan, các xét nghiệm cận lâm sàng là rất cần thiết (kiểm tra dạ dày, kiểm tra phần phụ ở nữ giới).
Điều trị đau thắt lưng, cách nào?
Khi biết rõ nguyên nhân gây ĐTL, thầy thuốc sẽ có chỉ định điều trị cụ thể. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mặc dù biết rõ căn nguyên gây ĐTL nhưng giải quyết triệt để căn nguyên đó không phải đơn giản trong ngày một, ngày hai hay trong vài ba tuần (ví dụ do thoái hóa cột sống, lồi đĩa đệm, gai cột sống). Vì vậy, người bệnh cần kiên trì chữa trị, không nên quá nôn nóng hoặc dùng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị. Bên cạnh đó, sau khi đã điều trị khỏi, cần tránh để tái phát, vì nếu để tái phát, ĐTL còn tăng hơn nhiều lần so với đau lần trước đó.
Thoát vị đĩa đệm cột sống là một nguyên nhân gây đau thắt lưng.
Ngoài điều trị căn nguyên, người bệnh nên thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác cũng rất cần thiết như tập thể dục nhẹ nhàng tùy theo sức và mức độ bệnh của mình. Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc bị thoát vị đĩa đệm không thể tập thể dục như các bệnh nhân khác mà cần phải tuân thủ lời dặn, tư vấn của bác sĩ điều trị. Ví dụ như bị thoát vị đĩa đệm đi bộ trên nền phẳng, không đi xe đạp, xe máy, ôtô ở những nơi gây xóc nhiều, mấp mô, nhiều ổ gà...
Lời khuyên của thầy thuốc
Người bệnh không được tùy tiện dùng thuốc điều trị ĐTL mà cần tuân thủ một cách tuyệt đối y lệnh của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị hoặc cùng một lúc cả thuốc Tây y cả thuốc Đông y. Trong điều kiện cho phép có thể điều trị Đông Tây y kết hợp (uống thuốc Tây y kết hợp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt hoặc lý liệu pháp). Người cao tuổi cần phải đi khám bệnh định kỳ để được theo dõi bệnh một cách liên tục đề phòng bệnh tái phát.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Để cho đi là còn mãi
Tháng 4 vừa qua, tại Quảng Ninh, một ca hiến tạng từ người cho chết não, anh Dương Minh Đức, đã trao cơ hội sống mới cho 7 người, trong đó có 2 trường hợp trẻ em. Từ câu chuyện nhân văn của anh Đức, tình yêu thương, sự sẻ chia đã được lan toả rộng khắp, không chỉ tại Quảng Ninh mà còn trong cả nước. Nhiều người, trong có cả Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đã tự nguyện đăng ký tham gia hiến tạng, để “Cho đi là còn mãi”.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế
Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng, mức hưởng tùy theo nhóm đối tượng và tình trạng bệnh. Việc tham gia BHYT đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân, giúp mọi người được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.