20/11/2011 | 10:13:14 AM

10 bệnh hay gặp của dân ngồi máy tính

Theo thời gian, việc phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bạn. Dưới đây là 10 vấn đề sức khỏe phổ biến của dân CNIT và cách ngăn chặn chúng.

Dưới đây là 10 vấn đề sức khỏe phổ biến của dân CNIT và cách ngăn chặn cũng như hạn chế chúng.

Với những công việc như giám sát mạng, quản lý dự án công nghệ thông tin hay phần mềm, những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) có rất nhiều thời gian phải ngồi phía trước màn hình máy tính.

Theo thời gian, việc phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bạn. Dưới đây là 10 vấn đề sức khỏe phổ biến của dân CNTT và cách ngăn chặn cũng như hạn chế chúng.

Sự nghẽn mạch hay huyết khối

Chứng huyết khối có nghĩa là sự hình thành những cục máu trong mạch máu hoặc trong tim.
 
Những cục máu đông này có thể đi chuyển đến não và phổi, gây ra đột quỵ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Thuật ngữ eThrombosis (tạm dịch là huyết khối điện tử), dùng để chỉ lối sống của những người dành nhiều thời gian bên máy tính và những người làm việc trong lình vực CNTT.

Ít vận động trong thời gian dài có thể khiến hình thành các cục máu đông rất nguy hiểm.

Phòng ngừa: Nếu công việc của bạn có nhiều thời gian phải dùng máy tính, bạn nên thường xuyên đứng dậy để nghỉ một chút, ít nhất là mỗi giờ một lần. Ngay cả việc đi bộ một quãng ngắn vào trong phòng vệ sinh hay đi quanh quẩn trong văn phòng cũng đủ giúp bạn ngăn ngừa được việc xuất hiện những cục máu đông.

Bệnh tim

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người hay phải ngồi cả ngày có nguy cơ bị mắc bệnh tim rất cao.

Theo trang NPR, một nghiên cứu năm 2010 cho thấy rằng "những người đàn ông phải ngồi hơn 23 giờ một tuần có nguy cơ tử vong vì bệnh tim lớn hơn 64% so với những người chỉ ngồi khoảng 11 giờ mỗi tuần". Vì vậy, đối những người làm việc trong lĩnh vực CNTT, thì đây có thể gọi là một thông tin đáng báo động.

Phòng ngừa: Cũng giống như bệnh huyết khối, bạn phải đi lại hoặc nghỉ một chút trong thời gian làm việc. Bạn nên cử động chân thường xuyên, không nên ngồi bất động quá lâu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu sau mỗi 15 phút bạn nghỉ ngơi một chút sẽ có hiệu quả ngăn chặn bệnh rất lớn.

Bạn cũng có thể tập thực hiện những động tác thể dục đơn giản khi đang đọc cái gì đó mà không phải gõ máy tính.

10_benh_hay_gap_cua_dan_ngoi_may_tinh

Ung thư

Ngoài bệnh huyết khối và bệnh tim, nghiên cứu y học gần đây đã tìm thấy một mối liên kết giữa hoạt động thể chất và một số bệnh ung thư nhất định, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng.

Phòng ngừa: Duy trì thói quen lành mạnh là điều rất quan trọng, nghiên cứu ung thư đã phát hiện ra rằng chỉ cần 30 phút tập thể dục nhẹ mỗi ngày có thể giúp duy trì sức khỏe của bạn và giúp tránh một số bệnh ung thư. Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm cũng là một việc rất nên làm.

 

Hội chứng ống cổ tay

Một vấn đề sức khỏe hay gặp ở những người thường xuyên dùng máy tính là hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel syndrom). Hội chứng này xảy ra khi dây thần kinh chính ở cổ tay, phụ trách việc dẫn truyền cảm giác từ các ngón cái, trỏ, giữa, và một nửa ngón đeo nhẫn của bàn tay bị chèn ép sau khi bị căng thẳng liên tục.

Tình trạng này bắt đầu dần dần, với các triệu chứng như nóng hoặc ngứa ran ở bàn tay, và thậm chí có thể dẫn đến đau trầm trọng và giảm tính di động cổ tay.

Phòng ngừa: Thường xuyên kéo dài cổ tay của bạn. Nhưng điều quan trọng là bạn phải làm việc sao cho đúng tư thế, ngồi cách màn hình khoảng 0,6 m, khi gõ, phải giữ sao cho cổ tay phải thẳng, khuỷu tay ở góc 90 độ.

Thiếu Vitamin D

Hầu hết vitamin D mà mọi người dung nạp vào cơ thể là từ ánh sáng mặt trời. Nhưng nếu bạn đang ở vùng khí hậu phía bắc và bạn dành hầu hết thời gian trong văn phòng thì bạn sẽ không có đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe, như các bệnh về xương, và một số bệnh ung thư.

Phòng ngừa: Ngoài việc thường xuyên dành một khoảng thời gian ngắn để đi bộ thì bạn có thể bổ sung thêm hỗn hợp vitamin hay ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như ngũ cốc, các loại cá béo như cá hồi và cá ngừ.

Nhiễm khuẩn

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hầu hết các bàn phím và điện thoại di động đều chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Ngoài việc lây lan những căn bệnh như cảm lạnh và cúm, thiết bị công nghệ bẩn có thể dẫn đến việc nhiễm tụ cầu khuẩn và những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng khác.

Phòng ngừa: Thường xuyên lau bàn phím và bề mặt bàn với các dung dịch kháng khuẩn sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Bạn có thể sử dụng thêm thuốc diệt trùng cho tay và nhớ rửa tay khi ăn uống trong giờ làm việc hoặc ăn trưa.

Lo lắng, căng thẳng và trầm cảm

Gần đây, các nhà khoa học Anh đã phát hiện một mối liên hệ giữa sử dụng máy tính và trầm cảm. Các nhân viên CNTT thường phải quản lý và khôi phục thông tin khi xảy ra sự cố, một công việc vô cùng căng thẳng. Điều đó không những dẫn đến việc thay đổi tâm trạng và trạng thái lo âu, mà việc căng thẳng thường xuyên còn có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng khác.

Phòng chống: Ngoài giờ làm việc, hạn chế sử dụng máy tính, đặc biệt là thời gian trên Internet. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng như mệt mỏi kéo dài và không quan tâm đến những thứ mà trước đây bạn rất thích thú và quan tâm đến. Đối với căng thẳng và lo lắng, tập thể dục là một cách hiệu quả và an toàn. Tập yoga là một phương pháp đặc biệt hữu ích để giảm căng thẳng. Phương pháp thở, thiền định, và các kỹ thuật thư giãn cũng có thể giúp làm dịu cơ thể và tâm trí của bạn.

Mất ngủ

Nhiều nhân viên CNTT thường sử dụng máy tính rất khuya. Nhìn chằm chằm vào một màn hình trước khi đi ngủ có thể hạn chế sản xuất melatonin, một hormone trong cơ thể có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ. Mất ngủ mãn tính có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe khác.

Phòng ngừa: Không ngồi trước máy tính khoảng một giờ hoặc nửa giờ trước khi đi ngủ. Đọc một cuốn sách có thể giúp cho bạn dễ dàng ngủ ngon hơn.

Đau thắt lưng

Ngồi quá lâu và sai tư thế có thể gây ra đau nhức và đau nghiêm trọng, đặc biệt là ở phần lưng dưới hay phần thắt lưng. Theo thời gian, ngồi quá lâu hoặc ngồi sai tư thế có thể làm hỏng cấu trúc cột sống, dẫn đến đau nặng, đau mãn tính.

Phòng ngừa: Để tránh đau vùng thắt lưng, bạn phải thường xuyên chỉnh cho mình ngồi đúng tư thế. Ngoài ra, bạn có thể đặt một cái gối ở phía sau, chỗ thắt lưng, và nhớ là phải bỏ mọi thứ trong túi quần ra để tránh tạo ra các điểm gây áp lực cho cột sống.

Mỏi cổ và mỏi mắt

Thường xuyên sử dụng máy tính có thể dẫn đến căng cơ ở cổ, thường là do màn hình không được đặt đúng cách. Thói quen dùng tai và vai để kẹp điện thoại khi nghe, về lâu dài cũng có thể dẫn đến tình trạng cơ cổ bị cứng và chuột rút. Ngoài ra, nheo mắt vào màn hình máy tính hoặc màn hình thiết bị di động nhiều giờ cũng có thể khiến cho bạn bị mỏi mắt và nhức đầu.

Phòng ngừa: Để tránh bị đau cổ, bạn hãy điều chỉnh ghế và máy tính sao cho màn hình máy tính ngang với tầm mắt và cổ của bạn không bị nghiêng khi làm việc. Nếu bạn đang sử dụng một máy tính xách tay, bạn có thể đặt dưới vài cuốn sách để nâng cao màn hình lên vừa với tầm mắt bạn. Đối với chứng mỏi mắt, bệnh viện Mayo Clinic Hoa Kỳ đã đưa ra quy tắc 20/20/20: sau 20 phút làm việc với máy tính, hãy nhìn vào một đối tượng cách khoảng 20 feet (hơn 6m) trong khoảng 20 giây.


Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814