9/1/2013 | 9:41:11 PM

10 căn bệnh nguy hiểm nhất mùa Đông

Mùa đông lạnh, thời tiết ẩm là cơ hội cho các bệnh nguy hiểm như bệnh tim, trầm cảm, hạ thân nhiệt, viêm khớp và các loại virus gây bệnh phát triển.

1. Trầm cảm. Theo Học viện Bác sĩ gia đình Mỹ, bệnh trầm cảm trầm trọng và phổ biến hơn vào mùa đông. Ánh sáng mặt trời nhiều hơn có thể cải thiện các triệu chứng của trầm cảm, đối với những người bị trầm cảm nặng, ánh sáng là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả, mỗi ngày nên ngồi dưới ánh sáng mặt trời 30 phút.

Triệu chứng bị nhiễm độc CO là nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn...
Triệu chứng bị nhiễm độc CO là nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn...

2. Nhiễm độc Carbon monoxide. Carbon Monoxide (CO) là chất khí không màu, không mùi có nguồn gốc từ các khí đốt nhiên liệu. Mùa đông thường hay dùng lò sưởi, bếp hay máy phát điện là nguồn gốc của khí CO và có thể gây nhiễm độc. Các triệu chứng bị nhiễm độc CO là nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt.
 
3. Hạ thân nhiệt. Hạ thân nhiệt xảy ra khi cơ thể tiếp xúc lâu dài với nhiệt độ thấp, có thể ảnh hưởng đến tư duy và hoạt động. Khi bị hạ thân nhiệt, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, bối rối, mất phương hướng và không thể kiểm soát được các hoạt động, da chuyển sang màu xanh tái, giãn đồng tử và mất ý thức. Hãy mặc ấm, bảo đảm đủ lượng nhiệt cho cơ thể trong mùa lạnh.
 
4. Bệnh tim. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) các nguy cơ về bệnh tim tăng nhanh trong suốt mùa đông. Các nhà khoa học giải thích do cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh có tác động đến sự hoạt động của tim. Đặc biệt ở những người không thường xuyên hoạt động thể chất hoặc có tiền sử bệnh tim.

Theo báo cáo của AHA, thời tiết lạnh khiến hàm lượng thủy ngân trong không khí giảm xuống, người bị bệnh tim có xu hướng bị đau ngực và khó chịu. Để giữ an toàn cho tim mạch, AHA khuyến cáo những người bị bệnh tim không nên lao động quá sức, tránh bị sốc gây nên những cơn đau tim, dẫn đến đột quỵ.
 
5. Dị ứng da.
 Những người bị dị ứng cơ địa thường rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, do đó khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng đều bị nổi nốt đỏ từng mảng lớn, gây ngứa, khó chịu. Khi thấy da có biểu hiện bị dị ứng, sẩn ngứa thì không được chủ quan, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chỗ vết dị ứng, chàm, không chà xát mạnh quanh vết chàm, dị ứng để tránh bị nhiễm trùng. Đặc biệt hạn chế gãi, tránh da bị xước gây nhiễm trùng, viêm da. Mặc quần áo thật ấm, nhưng không quá chật, tránh những chất liệu dễ kích ứng da.
 
6. Viêm phổi. Mùa đông là mùa các bệnh phổi - phế quản phát triển mạnh do độ ẩm cao, khí áp thấp, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi sinh vật phát triển thuận lợi. Bệnh viêm phổi rất nguy hiểm đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ vì sức đề kháng cũng như khả năng chịu lạnh của 2 đối tượng này là rất kém.

Việc phòng viêm phổi trong mùa đông vì thế rất quan trọng. Ngoài giữ ấm, tránh lạnh, tránh gió... nếu thấy có các triệu chứng như: ho nhiều, sốt cao kéo dài, khó thở... bệnh nhân cần đến khám bác sỹ ngay để được điều trị kịp thời.
 
7. Viêm khớp dạng thấp. Là một loại bệnh khớp thường gặp trong mùa đông. Triệu chứng của bệnh là viêm nhiều khớp (viêm cổ tay, bàn tay, đốt tay, khớp chân...) và diễn biến kéo dài. Với những người bị bệnh viêm khớp, khi trời lạnh, điều cần làm đầu tiên chính là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân tay. Hạn chế ra ngoài khi trời quá lạnh, mưa phùn.
 
8. Cảm lạnh. Vào những ngày mùa đông, trời lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến cho bạn càng dễ mắc chứng cảm lạnh hơn bao giờ hết. Khi mắc cảm lạnh bạn sẽ bị đau họng, chảy nước mũi, khó thở, tiết nhiều nước mắt, đau các khớp, sốt, nghẹt mũi và ho. Cách hữu hiệu nhất để “trị” chứng cảm lạnh là bạn cần tránh vận động khi không cần thiết, dành thời gian để nghỉ ngơi, bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần, đặc biệt là nên uống thêm các loại nước quả.
 
9. Cúm. Mùa đông đã đến và vi trùng ở khắp mọi nơi, dễ dàng khiến bạn bị sổ mũi, viêm họng. Một trong những lý do cúm thường xảy ra vào mùa đông là bởi mọi người thường ở trong nhà nên virus dễ dàng lây lan. Ngoài ra virus cũng phát triển trong không khí ẩm. Để phòng tránh căn bệnh này bạn nên: Rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi trùng; Uống nhiều nước để tránh khử nước; Ăn đủ trái cây để tăng cường hệ miễn dịch; Ngủ đủ để cảm thấy khỏe khoắn hơn.

 Hiện tượng cước có thể xảy ra ở tay, chân...
Hiện tượng cước có thể xảy ra ở tay, chân...

10. Bị cước.Vào những ngày mùa đông, bạn thường rất khó chịu vì tê cứng và đau đớn khi bị cước. Hiện tượng cước có thể xảy ra ở tay, chân, má, mặt, mũi, cằm, trán, tai, cổ tay. Để phòng ngừa: khi ra ngoài bạn cần biết cách bảo vệ  mình bằng cách mặc quần áo ấm, đeo găng tay, đội mũ, đi  tất, giày và nên ngâm chân vào nước ấm mỗi buổi tối.

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814