2/4/2018 | 9:16:05 AM

10 dấu hiệu “tố” bạn đang stress

Stress được định nghĩa như là một trạng thái căng thẳng tinh thần hoặc cảm xúc gây ra bởi những hoàn cảnh bất lợi.

Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy 33% người trưởng thành cho biết có mức độ căng thẳng cao. Tình trạng này liên quan đến một danh sách dài các triệu chứng thể chất và tinh thần. Dưới đây là 10 dấu hiệu và triệu chứng chung “tố” bạn đang bị stress:

1. Mụn trứng cá: Mụn trứng cá là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất biểu hiện của sự căng thẳng. Khi một số người cảm thấy căng thẳng, họ có xu hướng chạm tay vào khuôn mặt thường xuyên hơn. Điều này có thể làm lây lan vi khuẩn và góp phần vào sự phát triển của mụn trứng cá. Một nghiên cứu đo mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá ở 22 người trước và trong một kỳ thi; kết quả cho thấy tăng mức độ căng thẳng do kết quả của kỳ thi có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá. Ngoài stress, các nguyên nhân tiềm ẩn khác của mụn trứng cá bao gồm sự thay đổi hormon, vi khuẩn, sản xuất dầu dư thừa trên da và các lỗ chân lông bị tắc nghẽn.

Mụn trứng cá là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất biểu hiện của sự căng thẳng.

Mụn trứng cá là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất biểu hiện của sự căng thẳng.

2. Nhức đầu: Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng stress có thể gây ra nhức đầu - một tình trạng đau thắt đặc trưng ở vùng đầu và cổ. Một nghiên cứu của 267 người bị nhức đầu kinh niên phát hiện ra rằng có một sự kiện căng thẳng trước khi xuất hiện đau đầu mạn tính trong khoảng 45% trường hợp. Một nghiên cứu khác khảo sát 150 thành viên quân đội tại một bệnh viện có chuyên khoa điều trị nhức đầu, phát hiện ra rằng 67% người cho biết họ bị nhức đầu do stress gây ra. Các triệu chứng gây nhức đầu thông thường khác bao gồm thiếu ngủ, tiêu thụ nhiều rượu và mất nước.

3. Đau nhức mạn tính: Đau nhức cơ thể có thể là kết quả của sự gia tăng mức độ căng thẳng. Nồng độ cortisol tăng lên do căng thẳng có thể liên quan đến chứng đau mạn tính. Ngoài căng thẳng, có nhiều yếu tố khác có thể góp phần làm đau mạn tính, bao gồm lão hóa, thương tích, tư thế làm việc và vận động sai, tổn thương thần kinh.

4. Hay mắc bệnh: Nếu bạn cảm thấy hay đau vặt hoặc cảm mạo, căng thẳng có thể là nguyên nhân. Căng thẳng làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn và làm tăng khả năng nhiễm trùng. Trong một nghiên cứu, 61 người lớn tuổi đã được tiêm vắc-xin cúm.Những người bị căng thẳng kinh niên đã thấy có đáp ứng miễn dịch yếu với vắc-xin, cho thấy rằng căng thẳng có thể liên quan đến giảm miễn dịch. Trong một nghiên cứu khác, 235 người lớn được phân loại thành nhóm có nguy cơ cao hoặc thấp; trong khoảng thời gian 6 tháng, những người trong nhóm căng thẳng đã trải qua 70% trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp.

5. Giảm năng lượng và mất ngủ: Mệt mỏi mạn tính và giảm mức năng lượng một phần là do căng thẳng kéo dài. Stress cũng phá vỡ giấc ngủ và gây mất ngủ, đồng thời dẫn đến năng lượng thấp. Các yếu tố khác đóng một vai trò trong việc giảm mức năng lượng bao gồm mất nước, lượng đường trong máu thấp, chế độ ăn kém hoặc nhược giáp.

6. Suy giảm ham muốn tình dục: Mức căng thẳng cao hơn có liên quan đến mức độ hoạt động tình dục thấp hơn. Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác của sự thay đổi trong ham muốn tình dục, bao gồm thay đổi hormon, mệt mỏi và các nguyên nhân tâm lý.

7. Các vấn đề về tiêu hóa: Các vấn đề về tiêu hoá như tiêu chảy và táo bón cũng có thể do căng thẳng. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến những người có rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc viêm ruột (IBD). Ngoài ra, hãy nhớ rằng nhiều yếu tố khác có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như chế độ ăn uống, mất nước, mức độ hoạt động thể chất, nhiễm trùng hoặc do một số thuốc nhất định.

8. Thay đổi thèm ăn: Sự thay đổi thèm ăn thường gặp trong thời kỳ căng thẳng. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, bạn có thể thấy mình không có sự thèm ăn. Một nghiên cứu của sinh viên đại học cho thấy rằng 81% cho biết họ cảm thấy thay đổi thèm ăn khi căng thẳng. Trong số này, 62% có sự thèm ăn tăng lên, trong khi 38% bị giảm thèm ăn. Các nguyên nhân khác có thể gây ra sự thèm ăn bao gồm việc sử dụng một số loại thuốc, sự thay đổi hormon và nguyên nhân tâm lý.

9. Trầm cảm: Stress mạn tính có thể góp phần gây ra chứng trầm cảm. Ngoài căng thẳng, những người có nguy cơ cao trầm cảm bao gồm tiền sử gia đình trầm cảm, các yếu tố môi trường và có thể do một số loại thuốc nhất định.

10. Nhịp tim nhanh và đổ mồ hôi: Nhịp tim sẽ cao hơn đáng kể trong điều kiện căng thẳng. Tiếp xúc với căng thẳng cũng có thể gây ra mồ hôi quá nhiều. Ra nhiều mồ hôi cũng có thể là do lo lắng, kiệt sức vì nóng, bệnh tuyến giáp và sử dụng một số thuốc nhất định.

Tóm lại, stress hay sự căng thẳng là điều mà hầu hết mọi người sẽ trải nghiệm tại một thời điểm trong cuộc đời. Stress có thể ảnh hưởng xấu lên nhiều khía cạnh của sức khoẻ và có nhiều triệu chứng bao gồm giảm mức năng lượng và kích thích đau đầu hoặc đau mạn tính. Có nhiều cách để giúp giảm bớt căng thẳng, chẳng hạn như thực hành thiền, tập thể dục và yoga. Tốt nhất bạn nên có một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, điều này có thể giúp bạn quản lý stress thành công trong cuộc sống.

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814