10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ngộ độc. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 600 triệu người trên toàn cầu gặp các vấn đề sức khỏe do ăn phải thực phẩm ô nhiễm và có tới 420.000 ca tử vong, trong đó 125.000 ca tử vong là trẻ em dưới 5 tuổi. Tại Việt Nam, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2024, cả nước đã ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 2.138 người mắc và 6 người tử vong
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện triệu chứng trong vòng vài giờ sau khi ăn, nhưng đôi khi cũng có thể kéo dài đến vài ngày. Thông thường có ba nhóm nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm:
- Thực phẩm nhiễm hóa chất: Khi thực phẩm bị nhiễm hóa chất, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng phức tạp không chỉ liên quan đến hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm: đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến trụy mạch. Những triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
- Thực phẩm nhiễm vi sinh vật: Loại ngộ độc này thường gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và mất nước. Người bệnh có thể đổ mồ hôi nhiều, sốt cao do nhiễm trùng, khát nước, và môi khô.
- Độc tố tự nhiên của thực phẩm: Một số thực phẩm chứa sẵn độc tố tự nhiên như cóc, sắn, măng hay cá nóc. Nếu không được sơ chế và chế biến đúng cách, những thực phẩm này có thể gây ngộ độc nghiêm trọng cho người tiêu dùng. Triệu chứng ngộ độc từ các độc tố tự nhiên thường xuất hiện nhanh và nặng, bao gồm khó thở, tê liệt, co giật hoặc thậm chí mất ý thức.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
1. Lựa chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi sống, đặc biệt là rau và trái cây. Trước khi ăn sống, rau và trái cây cần được rửa sạch kỹ lưỡng bằng nước an toàn. Trái cây nên được gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đã đông lạnh không nên làm đông đá lại sau khi rã đông.
2. Nấu chín kỹ thực phẩm: Đảm bảo thức ăn được nấu chín hoàn toàn, với nhiệt độ trung tâm đạt trên 70°C để tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
3. Ăn ngay sau khi nấu: Thực phẩm nên được ăn ngay sau khi nấu xong, vì để lâu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
4. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín: Nếu không ăn ngay, thức ăn cần được giữ ấm liên tục trên 60°C hoặc bảo quản lạnh dưới 10°C. Đặc biệt, không nên giữ lại thức ăn cho trẻ nhỏ.
5. Nấu lại thực phẩm kỹ trước khi dùng lại: Thức ăn đã nấu chín nhưng không ăn ngay cần được hâm nóng lại kỹ, đặc biệt là sau 5 tiếng.
6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn sống và chín: Luôn đảm bảo thực phẩm chín không tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thức ăn sống hay các bề mặt chế biến bẩn.
7. Rửa tay sạch sẽ: Rửa tay kỹ trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn. Nếu tay có vết thương nhiễm trùng, hãy băng kín vết thương trước khi chế biến.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến: Để hạn chế vi khuẩn lây nhiễm, các bề mặt chế biến thực phẩm cần được vệ sinh thường xuyên. Khăn lau nên được luộc trong nước sôi và thay mới trước khi tái sử dụng.
9. Che đậy thực phẩm: Bảo quản thực phẩm trong các hộp kín hoặc che đậy cẩn thận để tránh côn trùng và động vật xâm nhập.
10. Sử dụng nước sạch: Đảm bảo nguồn nước bạn sử dụng trong chế biến thực phẩm là nước sạch, không màu, không mùi và không có vị lạ, đồng thời an toàn về mặt vi khuẩn.
Việc đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc này không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm mà còn tạo dựng thói quen ăn uống lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe lâu dài cho cả gia đình.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Thực phẩm không nên ăn vào bữa sáng
Để đảm bảo sức khỏe bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây vào buổi sáng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030
- Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024