10 sự thật về sức khỏe bầu bí khi mang thai
Khi mang thai bạn đã nghe rất nhiều về cách bạn hoạt động, cách bạn ăn để em bé được khỏe mạnh nhất. Dưới đây là sự thật về sức khỏe bầu bí mà bạn có thể chưa từng được nghe và lời khuyên giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
1. Bạn phải bổ sung những loại vitamin đặc biệt
Đúng: Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng 0.4mg axit folic mỗi ngày để bảo vệ cho con bạn tránh khỏi khuyết tật thần kinh và cột sống. Nhất quyết không được bỏ bữa, bổ sung thêm dầu cá, protein và carbonhydrate. Đặc biệt, bắt đầu bổ sung axit folic 4 tuần trước khi mang thai và kéo dài ít nhất đến tuần thứ 12 của thai kỳ.
Nếu chế độ ăn của bạn không phải lúc nào cũng đầy đủ, bạn có thể khắc phục bằng cách dùng các viên vitamin tổng hợp cho bà bầu, nó sẽ đáp ứng được các vitamin cần thiết cho mẹ và bé.
2. Thai phụ quên nhiều hơn
Đúng: Các nhà khoa học tại trường đại học New South Wales đã chứng minh được rằng phụ nữ mang thai gặp vấn đề về trí nhớ. Chẳng hạn họ cảm thấy khó khăn hơn khi cố nhớ một số điện thoại mới hoặc khi tìm kiếm một vật gì đó. Nhiều phụ nữ vẫn gặp vấn đề về trí nhớ cho đến 1 năm sau khi sinh. Các nhà khoa học không xác định được rõ nguyên nhân là do đâu, nhưng cho rằng thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân chính.
3. Từ bỏ cà phê
Sai: Trên thực tế, bạn vẫn có thể dùng café nhưng nên ở mức độ vừa phải. Các nhà khoa học gần đây đã tìm ra rằng quá nhiều caffeine (cũng được tìm thầy trong trà, nước ngọt và socola) có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Tiến sĩ Kew (Trường đại học New South Wales) khuyên các bà mẹ mang thai: "Chỉ nên dùng tối đa 150mg café mỗi ngày, tương đương với 1,5 tách café. Nếu bạn nghi ngờ mình dùng nhiều hơn số lượng nói trên hãy giảm đi chút ít".
Bạn vẫn có thể uống cafe khi mang thai nhưng ở mức độ vừa phải. (Ảnh minh họa).
4. Tránh xa lạc/đậu phộng
Sai: Nhiều phụ nữ đã từng nghe đến lời khuyên tránh xa lạc/đậu phộng trong thời gian mang thai để tránh gây dị ứng cho thai nhi. Tuy nhiên các bác sĩ khuyên bạn chỉ nên tránh xa lạc/đậu phộng khi thai phụ hoặc một trong những thành viên trong gia đình bị bệnh hen suyễn, bệnh sốt mùa hè, chàm bội nhiễm hoặc dị ứng thức ăn.
5. Tăng gấp đôi khẩu phần ăn (Ăn cho hai người)
Sai: Cơ thể của bạn chỉ cần thêm khoảng 200 calo mỗi ngày cho sự phát triển của em bé. Trong ba tháng cuối nhu cầu cần nhiều hơn đôi chút. Bạn chỉ cần duy trì đúng 3 bữa ăn một ngày với hàm lượng dinh dưỡng phong phú hơn thường lệ và hai bữa phụ một ngày như uống thêm sữa, ăn thêm hoa quả hoặc một vài chiếc bánh ngọt là đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và bé. Với những bà mẹ làm việc vất vả, tất nhiên, nhu cầu dinh dưỡng phải cao hơn làm việc ở điều kiện bình thường.
6. An toàn khi tập thể dục thời kỳ mang thai
Đúng: Nếu bạn không phải thai phụ có nguy cơ xảy thai cao bạn hoàn toàn có thể tham gia những động tác thể dục ở cường độ vừa phải và không bị mất nước nhiều như đi bộ, yoga... Thực tế thể dục đều đặn với cường độ vừa phải làm tăng cường sức khỏe của cả mẹ và bé, đồng thời giúp cho quá trình chuyển dạ trở nên dễ dàng hơn. Với những môn thể dục bạn chưa từng luyện tập trước đó, nên thận trọng.
7. Nói không với sex
Sai: Em bé được bảo vệ khá an toàn để không bị ảnh hưởng bởi sex. Trên thực tế nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sex đôi khi còn tốt cho em bé vì làm lưu thông máu vùng chậu. Đối với những thai phụ có nguy cơ cao (xảy thai nhiều lần, nhau thai bám thấp...) nên xin lời khuyên của bác sĩ về vấn đề này.
8. Hình dạng của bụng nói lên giới tính
Sai: Vị trí và sự di chuyển của em bé tạo nên hình dáng bụng bạn. Ví trí của em bé có thể cao trong thời kỳ đầu, và xuống thấp khi bạn sắp sinh. Thêm nữa lượng nước ối và trọng lượng của em bé cũng quyết định hình dáng của bụng bầu. Chính vì thế không thể căn cứ vào hình dáng của bụng (cao/thấp, nhọn/bè) để nói về giới tính của em bé.
9. Ốm nghén- sinh bé gái
Sai: Ốm nghén là sự phản ứng của cơ thể người mẹ với sự có mặt của thai nhi, nó không quyết định giới tính của em bé trong bụng. Đây là một kết luận chỉ mang tính truyền miệng mà không có căn cứ khoa học. Tiến sĩ Kew kết luận.
10. Sinh tự nhiên là tốt nhất
Sai: An toàn được ưu tiên trước hết. Phụ nữ sinh con tự nhiên thường bình phục nhanh hơn, và kích thích tuyến sữa về nhanh hơn. Tuy nhiên với những phụ nữ có nguy cơ đẻ khó hoặc gặp một số vấn đề về bệnh qua đường sinh dục thì đẻ mổ vẫn được các bác sĩ khuyên áp dụng.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 06/01/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025; Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Công văn số 3721/UBND-VHXH ngày 27/12/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Kế hoạch số 169/KH-BCĐLNATTP ngày 31/12/2024 của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025; Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 26/12/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Tổ chức các hoạt động Tết Ất Tỵ năm 2025.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Ngày An Toàn Người Bệnh Thế Giới 2024 - Nâng Cao Năng Lực Chẩn Đoán Vì Sự An Toàn Của Người Bệnh
Ngày An Toàn Người Bệnh Thế Giới là một sự kiện trọng tâm trong ngành y tế, với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động cải tiến chất lượng, quản lý rủi ro tại các bệnh viện và tăng cường nhận thức của cộng đồng về vấn đề an toàn cho người bệnh. Với phương châm "Trước tiên là không gây hại cho người bệnh" (First do no harm for patient), sự kiện này đã trở thành một chiến dịch toàn cầu, kêu gọi sự tham gia và hợp tác của các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030