10 thứ nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bạn
Theo Smartparenting,dưới đây là những thứ chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bạn :
Bàn phím máy tính
Một nghiên cứu của Hội sinh học Anh năm 2008 với 33 chiếc bàn phím được chọn ngẫu nhiên cho thấy nhiều chiếc có không ít vi khuẩn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Có những chiếc chứa nhiều vi khuẩn hơn gấp 5 lần bệ toilet và chứa 150 lần lượng vi khuẩn có thể chấp nhận được.
Vì thế nên thường xuyên khử trùng bàn phím bằng khăn tẩm cồn, cũng nên làm sạch luôn cả chuột máy tính và bàn làm việc của bạn.
Điện thoại bàn và điện thoại di động
Bấm phím điện thoại bằng tay bẩn và vô số nước bọt bắn vào khi nói chuyện qua điện thoại biến vật dụng này trở thành ổ chứa vi trùng. Vào năm 2007, một công ty điện thoại di động ở Anh đã phát hiện bên trong chiếc điện thoại di động ô nhiễm hơn nhiều các vật dụng gia đình khác.
Có thể giảm nguy cơ này bằng cách đựng điện thoại di động trong những bao có chất sát trùng để thường xuyên khử khuẩn.
Ngoài ra, hãy chú ý đừng để bác sĩ nha khoa vừa gọi điện vừa xử lý răng cho bạn.
Tường phòng tắm
Bức tường phòng tắm quanh năm ẩm ướt có thể trở thành mảnh đất màu mỡ cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi. Mùi ẩm mốc trong phòng tắm cũng có thể gây hại cho sức khỏe khi chúng ta hít thở vì thế cần thường xuyên khử trùng cho vùng này.
Bạn có thể giảm thiểu độ ẩm và sự ướt át bên trong phòng tắm bằng cách lắp đặt một quạt thông gió và loại bỏ các vật thấm hút nước như thảm và chậu cây. Cần kiểm tra để đảm bảo không có vòi nước hay ống dẫn nước nào bị rò rỉ. Ngoài ra, nên đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước để tránh nước và vi trùng bắn ra xung quanh.
Điều khiển TV
Vừa nhấm nháp đồ ăn vừa cầm điều khiển chuyển kênh khi xem TV là sở thích của nhiều người. Nhưng dầu mỡ từ khoai tây chiên, pizza hay bỏng ngô có thể khiến bề mặt chiếc điều khiển của bạn trở thành môi trường yêu thích cho vi khuẩn sinh sôi.
Cách tốt nhất để giữ điều khiển sạch là bọc nó trong một túi nhựa trong suốt, để ngăn các bụi bẩn, mảnh vụn bám vào giữa các phím bấm. Với cách này, bạn cũng dễ làm sạch hơn với khăn lau khử trùng hay một miếng giấy thấm chút cồn.
Nắm đấm cửa
Chúng giúp bạn vào tất cả các phòng trong nhà và cũng là nơi để vi trùng có thể xâm nhập vào gia đình bạn. Nên thường xuyên lau nắm đấm cửa bằng nước xà phòng hay khăn sát trùng, đặc biệt là nấm đấm cửa phòng tắm và bếp.
Thớt
![]() |
Cuộc tranh cãi về việc thớt gỗ hay thớt nhựa vệ sinh hơn vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, thớt nhựa sẽ dễ dàng làm sạch hơn khi chà kỹ bằng bọt biển, xà phòng và nước nóng. Thớt gỗ có những khe hở rất nhỏ và những kẽ nứt có thể giữ ẩm và những vi khuẩn gây hại từ đồ ăn bạn thái, nhất là khi bạn dùng thớt để cắt thịt sống.
Nếu bạn thích dùng thớt gỗ hơn, nên 3 tháng một lần quét một lớp mỏng dầu khoáng lên bề mặt để ngăn độ ẩm tích tụ bên trong. Không được dùng dầu thực vật để phết lên vì nó có thể bị thiu sau một thời gian. Để ngăn nước thấm vào bên trong thớt, đừng bao giờ ngâm thớt trong nước, chỉ dội nước khi rửa sạch thớt và phơi khô ngay.
Ngoài ra, nên thường xuyên khử trùng thớt bằng cách chà xát mặt thớt bằng giấm hay nước oxy già.
Giẻ lau bếp và miếng xốp rửa bát
Miếng giẻ nhỏ có thể gây hại nhiều hơn bạn nghĩ. Khăn lau bếp và giẻ rửa bát giúp bạn làm sạch bát đĩa lại là một trong những thứ chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bạn.
May thay, các nhà khoa học từ Maryland (Mỹ) đã phát hiện rằng quay vi sóng các vật dụng này có thể giết tới 99,99% vi khuẩn tồn tại trong đó, và khoảng 99% men và nấm mốc.
Cần chú ý là nhiệt chứ không phải bức xạ giết chết các mầm bệnh. Chú ý là miếng bọt biển hay khăn lau phải được làm ướt trước khi đặt vào lò vi sóng. Ngâm các vật dụng này trong nước đặt trong một chiếc bát chịu nhiệt và quay vi sóng 1-2 phút.
Không bao giờ cho vào lò vi sóng miếng bọt biển hay khăn khô hoặc các vật chà nồi bằng kim loại vì có thể gây cháy nổ. Ngoài ra cần luôn đảm bảo khu vực bồn rửa bát và nơi chế biến thức ăn cũng được khử trùng thường xuyên.
Tủ lạnh
Hầu hết các loại thực phẩm đều được đưa vào tủ lạnh, từ súp, nước quả hay các dung dịch khác, thậm chí cả các loại đồ ăn đã không còn dùng được nữa cũng được để hết ngày này qua ngày khác trong đó.
Nhiều người còn hiếm khi làm sạch tủ lạnh nhà mình, biến nó thành nơi lý tưởng khiến các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh và làm ô nhiễm các thực phẩm tươi sống khác. Cần đảm bảo nhiệt độ của tủ lạnh luôn ở giữ khoảng 1,7-3,3 độ C để ngăn sự phát triển của vi khuẩn và giữ thực phẩm tươi lâu hơn. Làm sạch tủ lạnh mỗi tuần một lần, theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nền nhà
Chúng ta đi lại trên đó, bọn trẻ nghịch ngợm, bò toài, chơi với vật nuôi cũng ở đó. Bạn cần giữ cho nền nhà sạch sẽ bằng cách bỏ giày dép và bít tất bẩn, ướt ở ngoài cửa, đồng thời hút bụi và quét nhà ít nhất 2 ngày một lần. Bạn cũng nên lau sàn nhà thường xuyên. Nếu bạn không thích các chất tẩy rửa hóa học, thử lau nhà với baking soda và giấm trắng hòa cùng nước nóng. Khi nền nhà khô sẽ không có bất cứ mùi nào còn vương lại.
Ôtô
Bên cạnh việc chở người thân, con cái hay bạn bè, chiếc xe của bạn còn chuyên chở cả những vị khách không mời. Các nhà nghiên cứu phát hiện nội thất của ôtô chứa 300-400 loại vi khuẩn, ở tất cả các nơi từ vô lăng điều khiển tới thảm trải sàn, ghế ngồi...
Bạn hãy nghĩ về những thứ bạn chuyên chở trong x e của mình (từ đồ ăn nhanh tới hàng tạp hóa, kể cả rác) để nhận ra "vị khách không mời" của bạn đến từ đâu. Nên phun thuốc khử trùng và để thoát khí ra khỏi chỗ ngồi và thảm thường xuyên, đồng thời rửa tay sau mỗi lần lái xe.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Tập huấn về triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025
Nhằm hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025 trên địa bàn tỉnh, ngày 07/03/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phòng, chống HIV/AIDS tại trung tâm y tế và trạm y tế. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Xét nghiệm HIV giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus
HIV vẫn là một thách thức đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, với hàng triệu người đang sống chung với loại virus này. Thông qua xét nghiệm HIV thường xuyên, sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị thích hợp, làm giảm sự lây lan của HIV.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
- Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh