12 thói quen khiến bạn bị mụn
Annet King - giám đốc Viện nghiên cứu da quốc tế cho biết: "Những người dễ bị mụn trứng cá có số lượng tế bào da nhiều gấp 4 đến 5 lần số lượng tế bào của người bình thường. Ngoài ra, da của những người hay bị mụn có nhiều dầu hơn”. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả những yếu tố gây ra mụn.
1. Sử dụng đồ trang điểm có thành phần gây kích ứng
Khi mua đồ trang điểm, bạn nên để ý tới nhãn hiệu sản phẩm. Nên tránh những sản phẩm có những thành phần sau:
• Màu nhân tạo
Nếu trong thành phần của đồ trang điểm có FD & C, điều đó đồng nghĩa với việc sản phẩm này có dùng màu nhân tạo. Màu nhân tạo có thể gây kích ứng da và nếu nó có trong son môi hoặc phấn má, bạn có thể bị mụn ở khu vực quanh miệng hoặc trên má.
• Lanolin
Đây là một loại dầu tốt cho da khô nhưng không thích hợp cho những làn da dễ nổi mụn.
• Dầu khoáng (mineral oil)
Loại dầu này phủ một lớp màng lên da, giữ lại lớp tế bào chết và vi khuẩn (nguyên nhân chính gây mụn trứng cá). Ngoài ra, dầu khoáng còn có thể khiến da bạn xuất hiện những nốt sưng nhỏ màu trắng.
• Petroleum
Đây cũng là một loại dầu và sẽ không tốt nếu bạn bôi lên da mặt quá nhiều dầu.
• Isopropyl Myristate
Chất này khiến da bạn đỡ bị nhờn nhưng nó cũng là nguyên nhân của việc lỗ chân lông bị tắc và kích ứng da.
• Hương nhân tạo
Mùi hương nhân tạo có thể gây kích ứng da, dẫn tới việc da nổi mụn.
2. Làm cho da mặt bị khô
Hút tất cả dầu và độ ẩm ra khỏi mặt chắc chắn sẽ gây kích ứng da, bác sĩ da liễu Tony Nakhla - tác giả cuốn "The Skin Commandments: 10 Rules to Healthy, Beautiful Skin" (tạm dịch: 10 nguyên tắc để có làn da khỏe đẹp) cho biết.
Những người có da dầu thường muốn làm khô da bằng cách dùng sữa rửa mặt, xà phòng, nước toner có cồn và ít dùng kem dưỡng ẩm. Nhưng khi da mặt bạn quá khô thì nó sẽ tự sản xuất nhiều dầu hơn. Dĩ nhiên, đây không phải là điều tốt đối với những người dễ bị mụn.
3. Áp điện thoại không sạch vào mặt
Bác sĩ da liễu Ava Shamban – tác giả cuốn "Heal Your Skin” (tạm dịch: Chữa lành làn da của bạn) cho biết những hành động đơn giản như nghe điện thoại hay đặt tay lên mặt khi xem ti vi cũng có thể tác động đến da và gây ra mụn.
Nguyên nhân là do những hành động như vậy khiến da bạn tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn. Để ngăn chặn việc này, bạn phải luôn giữ cho những đồ vật tiếp xúc với mặt sạch sẽ nhằm hạn chế tối đa vi khuẩn.
4. Không vệ sinh khăn, gối…
Nếu gối bị bẩn, mặt bạn sẽ tiếp xúc liên tục với rất nhiều tế bào chết và vi khuẩn. Tương tự như vậy, nếu khăn không sạch, khi lau mặt, bạn sẽ khiến rất nhiều vi trùng “lây lan” trên mặt. Các chuyên gia khuyên bạn nên đổi áo gối 1 hoặc 2 lần một tuần và dùng khăn sạch hàng ngày.
5. Dùng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp
Nhiều người không hề biết rằng các sản phẩm chăm sóc tóc có thể gây ra mụn trứng cá, Nakhla cho biết. Một số sản phẩm chăm sóc tóc chứa dầu, silicon … sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn. Đặc biệt, những người không gội đầu liên tục thường làm dính các sản phẩm chăm sóc tóc ra gối, khiến vi khuẩn lây lan.
6. Sử dụng cọ trang điểm bẩn
Không chỉ đồ trang điểm có thành phần gây kích ứng khiến bạn bị mụn, mà cả cọ và bông trang điểm cũng có thể gây ra tình trạng tương tự. Hàng ngày, khi bạn trang điểm, trên các loại bông và cọ lưu lại rất nhiều vi khuẩn và tế bào chết - một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn. Làm sạch cọ trang điểm mỗi tuần một lần bằng dầu gội đầu sẽ đánh bật các loại vi khuẩn trên đó.
7. Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ ảnh hưởng tới làn da của bạn. Việc thường xuyên ăn những thực phẩm có lượng đường cao cũng là một nguyên nhân gây mụn. Ngoài ra, một số người còn bị dị ứng với một số loại thực phẩm như chocolate, bơ sữa hay lúa mì nhưng không hề hay biết. Dĩ nhiên, sau khi ăn những loại thực phẩm này, da của họ sẽ mọc mụn.
8. Mặc quần áo không phù hợp
Các loại vải như polyester và lycra có thể giữ lại lớp tế bào chết trên cơ thể và khiến bạn không thoát mồ hôi. Thông thường, cứ 40 phút chúng ta lại mất1 triệu tế bào da chết. Tuy nhiên, khi mặc quần áo bó kín, những tế bào chết này không thể rời khỏi cơ thể, khiến da nổi mụn. Do đó, bạn nên mặc quần áo làm từ các loại sợi tự nhiên (như cotton) để thoáng khí.
9. Hút thuốc
Sau khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học tại Viện da liễu San Gallicano ở Rome (Ý) thấy rằng những người thường xuyên hút thuốc lá hay bị mụn không do viêm nhiễm. Đồng thời, những người hút thuốc lá từng bị mụn trong những năm thiếu niên có nguy cơ bị mụn khi trưởng thành cao gấp 4 lần những người không hút thuốc lá (dù những người này cũng bị mụn khi ở tuổi thiếu niên).
10. Xịt nước hoa
Nước hoa của bạn cũng có thể gây kích ứng da, do đó, khi xịt nước hoa nên tránh xịt vào mặt. Xịt nước hoa lên cổ tay của bạn, sau đó bôi lên vùng cổ (thay vì xịt trực tiếp lên cổ).
11. Bỏ qua một số sinh hoạt thường ngày
Khi phải trải qua một ngày dài căng thẳng mệt mỏi, nhiều người thường đi nghỉ ngay lập tức mà không hề rửa sạch mặt. Điều này có thể khiến những nỗ lực để có làn da đẹp tan biến.
Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên tuân thủ lịch trình sinh hoạt hàng ngày cho dù điều gì xảy ra. Nếu đang theo lộ trình điều trị da khỏi mụn trứng cá, bạn cũng không nên nóng vội vì phải mất đến 1 tháng bạn mới có thể thấy hiệu quả rõ rệt trên da.
12. Tắm nắng
Ánh nắng Mặt Trời có thể khiến da bạn khô đi, kích thích việc sản xuất thêm nhiều dầu. Ngoài ra, tắm nắng khiến da bạn tăng cường sản xuất tế bào. Điều này đồng nghĩa với việc có thêm nhiều tế bào chết hơn. Tắm nắng không chỉ khiến bạn bị nhiều mụn hơn mà còn làm tăng nguy cơ bị ung thư và xuất hiện nhiều nết nhăn khi lớn tuổi.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh