14 bệnh hay “sánh bước” cùng nhau
Dưới đây là những bệnh khác mà bạn sẽ ngạc nhiên khi biết chúng có mối liên quan.
1. & 2. Tiêu chảy mỡ + Bệnh tuyến giáp
Khoảng 1/100 dân số thế giới bị bệnh tiêu chảy mỡ - một rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến việc tiêu hóa gluten (một protein có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch) dẫn tới tổn thương ruột non.
Người bị tiêu chảy mỡ không chỉ không ăn được bánh mì và phần lớn các món bánh nướng, mà họ còn rất dễ có vấn đề với tuyến giáp, một tuyến sản sinh những hoóc môn ảnh hưởng đến chuyển hóa, tăng trưởng, phát triển và thân nhiệt.
Một nghiên cứu năm 2008 đã thấy rằng những người bị tiêu chảy mỡ có nguy cơ cường giáp cao gấp 3 lần và nguy cơ nhược giáp cao gấp 4,5 lần những người không bị bệnh này. Các nhà khoa học Ý đã nghiên cứu mối liên quan này tin rằng bệnh tiêu chảy mỡ nếu không được chẩn đoán và điều trị có thể kéo theo một loạt những rối loạn khác. Nếu bạn bị một trong những bệnh này, thì tốt nhất nên đi kiểm tra bệnh kia.
Trong cả hai trường hợp, chế độ ăn không gluten sẽ giúp xử lý các triệu chứng.
3. & 4. Suy tim và loãng xương
Bệnh tim có thể làm yếu xương. Một nghiên cứu năm 2012 đã liên hệ suy tim với xương mỏng và tăng 30% nguy cơ gãy xương lớn. Cơ chế chính xác còn chưa rõ, nhưng có nhiều giả thiết.
Một trong số đó là giả thiết về những gen chung tác động đến cả hai bệnh. Một giả thiết khác về tuần hoàn: Khi các động mạch bị tắc làm giảm lưu lượng máu tới chi dưới, việc vận chuyển chất khoáng từ máu vào mô xương bị ảnh hưởng.
Nếu bạn gặp vấn đề với tim, hãy đi kiểm tra mật độ xương. Và lần tới khi đi chụp X quang ngực, hãy đề nghị bác sĩ xem xét cẩn thận các dấu hiệu gãy xương. Nếu có, bạn sẽ cần tăng lượng can xi và vitamin D, tăng cường tập luyện, và nghĩ đến thuốc điều trị loãng xương. Các bác sĩ cho biết điều trị có thể làm giảm gãy xương tới 50%.
5. & 6. Vảy nến + Viêm khớp vảy nến
Vảy nến là một bệnh tự miễn gây ra những mảng đỏ, nổi gồ trên da và bong vảy, thường gặp ở khuỷu tay, đầy gối và da đầu. Khoảng 1/5 số người bị vảy nến cũng bị viêm khớp vảy nến, theo Quỹ vảy nến quốc gia (Mỹ).
Viêm khớp vảy nến khiến khớp bị viêm, đau nhức, cứng khớp và có thể dẫn đến tổn thương khớp không thể phục hồi nếu không điều trị. Các chuyên gia ước tính khoảng 50% số trường hợp không được chẩn đoán. Nếu bị vảy nến, hãy đề nghị bác sĩ sàng lọc bệnh viêm khớp vảy nến, cũng như viêm khớp dạng thấp và thậm chỉ tăng nguy cơ đột quị và đau tim, cũng liên quan với rối loạn này.
7. & 8. Tiểu đường + Trầm cảm
Bị bệnh tiểu đường sẽ làm nguy cơ trầm cảm tăng hơn gấp đôi. Stress “khủng khiếp” của bệnh tiểu đường - với những triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, đi tiểu nhiều hoặc nhiễm trùng, khát nhiều, nhìn mờ và chậm liền vết thương – có lẽ đủ để gây ra trầm cảm, nhưng cũng có khả năng trầm cảm là hậu quả của những tác động chuyển hóa mà bệnh tiểu đường gây ra trên não.
Người bệnh tiểu đường cũng có những triệu chứng giống trầm cảm: Đường huyết thay đổi khiến họ cảm thấy mệt mỏi và lo âu, cũng như cản trở giấc ngủ và khiến người bệnh ăn nhiều.
Người bệnh tiểu đường nên trao đổi cởi mở với bác sĩ và đừng ngần ngại tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm thần.
9. & 10. Viêm phổi + Bệnh tim mạch
Nếu bạn vừa phải nhập viện vì viêm phổi, thì nguy cơ đau tim và đột quị sẽ tăng đáng kể trong nhiều tuần và nhiều tháng sau đó - trên thực tế có thể tăng trong tới 10 năm.
Mặc dù trước đó đã có nghiên cứu liên hệ hai bệnh này với nhau, song đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét cụ thể những người không có dấu hiệu của bệnh tim mạch trước khi bị ốm. Hiện nay các chuyên gia cho rằng có thể xem viêm phổi là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh tim mạch.
11. & 12. COPD + zona
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và thủy đậu có điểm gì chung? Bị bệnh này sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh kia. Nói chính xác thì không phải là thủy đậu, mà là bệnh zona (herpes zoster) - một bệnh phát ban trên da gây đau do cùng loại vi rút gây ra. Nghiên cứu năm 2011 trên tờ Canadian Medical Association Journal thấy rằng những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ bị zona hơn, nhất là nếu họ uống corticoid.
Người ta đã biết rằng zona có xu hướng tấn công khi hệ miễn dịch bị suy yếu, và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy COPD là một bệnh tự miễn. Nếu bạn có bệnh mạn tính ở phổi, hãy hỏi bác sĩ xem liệu vắc xin herpes zoster có giúp ích gì không.
13. & 14. Bốc hỏa + Vấn đề về mật độ xương
Tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi trộm khi mãn kinh có thể chỉ ra một vấn đề khác – mật độ chất khoáng trong xương thấp. Nghiên cứu trên tờ Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism tháng 1/2015 thấy rằng những phụ nữ có các triệu chứng mãn kinh đáng kể sẽ bị tăng gấp đôi tỷ lệ gãy cổ xương đùi so với những phụ nữ mãn kinh không triệu chứng.
Chưa rõ tại sao bốc hỏa lại đẩy nhanh việc mất xương, nhưng phụ nữ có nguy cơ cao được khuyên là nên áp dụng những biện pháp để bảo vệ xương – như tập luyện và ăn đủ canxi cũng như vitamin D.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Để cho đi là còn mãi
Tháng 4 vừa qua, tại Quảng Ninh, một ca hiến tạng từ người cho chết não, anh Dương Minh Đức, đã trao cơ hội sống mới cho 7 người, trong đó có 2 trường hợp trẻ em. Từ câu chuyện nhân văn của anh Đức, tình yêu thương, sự sẻ chia đã được lan toả rộng khắp, không chỉ tại Quảng Ninh mà còn trong cả nước. Nhiều người, trong có cả Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đã tự nguyện đăng ký tham gia hiến tạng, để “Cho đi là còn mãi”.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế
Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng, mức hưởng tùy theo nhóm đối tượng và tình trạng bệnh. Việc tham gia BHYT đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân, giúp mọi người được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.