20 vấn đề sức khỏe không thể chờ đợi hết dịch Covid-19 mới đi khám
Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia y tế trên toàn thế giới về những vấn đề sức khỏe cấp bách nhất mà bạn không nên chờ đến khi hết dịch mới đi khám.
1. Đau ngực
Đau ngực có thể là do các vấn đề khác nhau, bao gồm các vấn đề về cơ xương khớp, ho dai dẳng, viêm phổi, lo âu, hoảng loạn hoặc đau tim.
Nếu không chắc chắn về những gì đang xảy ra, bạn nên gọi bác sĩ để đánh giá về các triệu chứng liên quan nào và giúp quyết định xem việc đi khám có phải là tốt nhất cho bạn hay không. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử bệnh tim và đang bị đau ngực, cùng với các triệu chứng như khó thở, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau hoặc tê cánh tay trái, hoặc đau vùng hàm dưới, bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức.
2. Chảy máu trực tràng
Nếu nhận thấy có hiện tượng chảy máu trực tràng, đừng đợi cho đến khi hết dịch. Chảy máu trực tràng có thể là do những bệnh lành tính, như trĩ, hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn như chảy máu đường tiêu hóa thực sự hoặc bệnh viêm ruột.
Cách xử trí như thế nào sẽ phụ thuộc vào tiền sử bệnh của bạn, nhưng nếu chảy máu là đáng kể và dai dẳng, bạn sẽ cần phải đi khám cấp cứu. Nếu bạn đã từng có một đợt chảy máu nhẹ hoặc có tiền sử bệnh viêm ruột, bạn nên gọi bác sĩ. Họ có thể đề nghị điều trị và giúp bạn không phải tới cơ sở y tế, nơi có thể bị phơi nhiễm với Covid-19.
3. Co giật
Nếu có tiền sử động kinh, bạn sẽ biết cách ứng phó nếu có cơn co giật và có thể đã có sẵn thuốc tại nhà. Trong trường hợp này, bạn có thể gọi cho bác sĩ và có thể được xử trí qua điện thoại hoặc qua cuộc gọi video từ xa. Tuy nhiên, nếu bạn không có tiền sử cơn co giật, thì bạn cần đi khám cấp cứu.
4. Sưng ở một chân, có hoặc không kèm theo đau bắp chân
Sưng bắp chân hoặc cẳng chân chỉ ở một bên chân là không bình thường, cho dù có kèm theo đau bắp chân hay không. Đây có thể là triệu chứng của DVT (huyết khối tĩnh mạch sâu) hoặc cục máu đông.
Nếu điều này xảy ra, bạn có thể gọi cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các yếu tố nguy cơ đối với DVT. Chúng có thể bao gồm một chuyến đi dài gần đây bằng ô tô, tàu hỏa hoặc máy bay, tiền sử cục máu đông, tiền sử rối loạn đông máu, ung thư hoặc mới phẫu thuật.
Tuy nhiên, để chẩn đoán chính thức, bạn sẽ cần siêu âm doppler tĩnh mạch chân để tìm cục máu đông. Sau đó, bạn có thể bắt đầu dùng thuốc làm loãng máu nếu kết quả dương tính. Nếu sưng chân mới xuất hiện có kèm theo khó thở, đây là trường hợp khẩn cấp và bạn có thể bị thuyên tắc động mạch phổi. Bạn nên gọi cấp cứu vì bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị.
5. Nhiễm trùng da nặng lên
Đừng để nhiễm trùng da chuyển từ xấu thành nghiêm trọng. Nếu tình trạng da trở nên nặng hơn mặc dù đã dùng kháng sinh đường uống, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa khám. Nhiễm trùng da hoặc viêm mô tế bào không đáp ứng với kháng sinh đường uống sẽ cần kháng sinh đường tĩnh mạch, điều này phải được thực hiện trong môi trường bệnh viện. Trước khi đến bệnh viện, hãy liên hệ trước với bác sĩ. Tùy thuộc vào bệnh sử và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, bác sĩ có thể thử thay đổi kháng sinh trước.
6. Mất ý thức
Ngất xỉu, hoặc mất ý thức, không có nguyên nhân rõ ràng thường là một lý do để đi khám cấp cứu. Nếu bị bất tỉnh, bạn sẽ cần được đánh giá trong phòng cấp cứu để loại trừ nguyên nhân tim mạch hoặc đột quỵ. Tuy nhiên, có những trường hợp mất ý thức không cần khám cấp cứu. Ví dụ, nếu bạn đang dùng một loại thuốc huyết áp mới và bị choáng ngất khi đứng lên nhanh, thì nguyên nhân có thể là do dùng quá nhiều thuốc và dẫn đến tụt huyết áp. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể giảm liều thuốc, và bạn có thể tránh được việc phải đến phòng cấp cứu.
7. Vết đứt sâu
Một số vết rách hoặc vết đứt nhỏ có thể được điều trị bằng băng dính phẫu thuật thông thường. Nhưng tùy thuộc vào vị trí, chiều dài và độ sâu của vết đứt, bạn có thể phải đến cơ sở y tế để khâu.
8. Gãy xương
Gãy xương rõ ràng là không thể chờ đợi. Nếu bạn bị gãy xương mà đầu xương chọc thủng da, hoặc chỗ gãy xương bị biến dạng, bạn sẽ cần phải đến phòng cấp cứu. Nếu bạn bị chấn thương khiến bạn nghĩ rằng mình bị gãy xương và đau có thể chịu đựng được, không có xương nào hở ra ngoài da, vùng xương gãy không bị biến dạng, bạn có thể thử gọi bác sĩ để được tư vấn về quyết định điều trị. Một số chỗ gãy xương nhỏ như ngón tay hoặc ngón chân có thể điều trị bằng băng hoặc nẹp mua tại nhà thuốc, và bác sĩ có thể tư vấn cho bạn những việc cần làm để không phải đến phòng cấp cứu.
9. Triệu chứng đột quỵ
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào của đột quỵ, bạn cần tìm kiếm chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Mặc dù các triệu chứng đột quỵ rất khác nhau tùy theo từng trường hợp, nhưng hãy chú ý những điều sau: lú lẫn mới khởi phát hoặc đột ngột, khó nói (nói ngọng, nói không rõ nghĩa, không thể nói ra từ mình muốn), mặt bị xệ xuống, tê bì hoặc kiến bò ở một nửa người, yếu một nửa người, hoặc yếu cả người mới khởi phát hoặc đột ngột. Đây là những triệu chứng không nên bỏ qua, vì đến bệnh viện trong vài giờ đầu tiên khi các triệu chứng mới bắt đầu là rất quan trọng đối với các lựa chọn điều trị.
10. Khó thở đột ngột
Khó thở đột ngột có thể báo hiệu các vấn đề về phổi hoặc tim có khả năng nghiêm trọng. Đó có thể chỉ đơn giản là bạn ra ngoài đi bộ hàng ngày trên tuyến đường bình thường và bạn nhận ra mình bị hụt hơi, mặc dù bạn mới chỉ đi được 5 phút trong khi bình thường có thể dễ dàng đi trong 30 phút. Hoặc có thể bạn không nói được một câu đầy đủ trong khi bình thường không có vấn đề gì. Hoặc có thể có các triệu chứng khác xảy ra cùng với khó thở, bao gồm tức ngực, ho, chóng mặt hoặc buồn nôn. Khó thở cũng có thể là triệu chứng của Covid-19. Hãy gọi bác sĩ càng sớm càng tốt.
11. Đau dữ dội
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy đau dữ dội, bao gồm đau đầu dữ dội đột ngột (cảm thấy như cơn đau đầu tồi tệ nhất trong đời), đau ngực (đặc biệt là kèm theo khó thở, buồn nôn, chóng mặt, đau hàm dưới hoặc đau lan xuống một hoặc cả hai cánh tay), đau bụng dữ dội, hoặc đau chi nghiêm trọng, hãy gọi bác sĩ. Mỗi loại đau trong số này đều có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng.
12. Cấp cứu nha khoa
Trong dịch Covid-19, hầu hết các phòng khám răng chỉ gặp những bệnh nhân cấp cứu về nha khoa. Bạn thực sự không thể đến phòng khám răng trong thời gian cách ly do Covid-19. Để đơn giản hóa thành công thức, bệnh nhân có thể xem xét năm tình huống quan trọng dưới đây khi cần gọi và đi khám nha khoa bất chấp những lo ngại về giãn cách xã hội.
Chúng bao gồm sưng, chảy máu không cầm, đau, chấn thương do tai nạn hoặc lo ngại về răng miệng ở người đang có bệnh nền nghiêm trọng như đang hóa trị, đái tháo đường chưa kiểm soát được hoặc tương tự. Nếu đang gặp phải điều gì như vậy, hãy cố gắng liên hệ với bác sĩ để xem liệu có cần phải đi khám hay không.
13. Đau bụng dữ dội
Covid-19 sẽ không ngăn được sỏi mật hoặc viêm ruột thừa xảy ra. Nếu bạn bị đau bụng dữ dội hoặc tăng dần, đặc biệt là kèm theo sốt, bạn cần được kiểm tra.
14. Triệu chứng của cơn đau tim
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng đau tim nào, đặc biệt là đau ngực hoặc "cảm giác tức nặng, giống như bị một quả tạ đè lên ngực. Nếu bạn đã bị huyết áp cao, cholesterol cao, đái tháo đường và/hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tim, thì đừng bỏ qua các triệu chứng của một cơn đau tim.
15. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu không thể đợi đến khi hết dịch COVID-19 mới điều trị. Nhiễm trùng tiết niệu có thể tiến triển từ nhiễm trùng bàng quang đơn giản, dễ điều trị thành nhiễm trùng thận nghiêm trọng hơn có thể phải nhập viện. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn bị tiểu buốt, tiểu gấp hoặc tiểu rắt.
16. Bệnh lây qua đường tình dục
Tương tự với bệnh lây qua đường tình dục. Dấu hiệu ban đầu cũng giống với nhiễm trùng tiết niệu, cộng với tiết dịch mủ. Nếu bệnh không được điều trị ở phụ nữ, nó có thể tiến triển thành viêm phần phụ, có thể dẫn đến đau vùng chậu mãn tính hoặc vô sinh.
17. Bệnh zona
Nếu bạn bị đau rát, tăng nhạy cảm da ở một bên cơ thể, sau đó một hoặc hai ngày bắt đầu thấy những nốt sưng biến thành đám mụn nước, thì hãy gọi cho bác sĩ ngay. Tại sao? Bạn có thể bị bệnh zona và thuốc để điều trị phải được bắt đầu ngay trong vài ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng.
18. Dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng
Mặc dù dị ứng có thể không phải là tình huống sống chết, nhưng chúng cần được điều trị, đặc biệt là vì các triệu chứng của chúng có thể rất giống với Covid-19.
Khi thời tiết bắt đầu cải thiện, những người bị dị ứng có thể khá lo lắng cho sức khỏe ở thời điểm tốt nhất, nhưng bây giờ đặc biệt là trong bối cảnh của Covid-19, tất cả chúng ta cần phải cảnh giác cao nhất trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus và điều đó có nghĩa là luôn ở nhà, ngoại trừ những lý do được chính phủ vạch ra.
Đối với những người bị dị ứng, điều này có thể khiến họ phải suy nghĩ thêm một chút trước về cách điều trị. Hơn nữa, nếu bạn bị dị ứng gây ra hắt hơi, thì điều thực sự quan trọng là hãy ở trong nhà và che miệng và mũi của bạn. Một số người có thể mang virus không triệu chứng và lây lan khi họ hắt hơi do hậu quả của dị ứng.
19. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng
Phản ứng dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc chất khác không thể chờ đợi. Bất kỳ phản ứng phản vệ nào với chất gây dị ứng đều cần điều trị khẩn cấp.
20. Viêm màng não
Nếu bạn có các triệu chứng viêm màng não, bao gồm cứng gáy, sốt và đau đầu, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 06/01/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025; Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Công văn số 3721/UBND-VHXH ngày 27/12/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Kế hoạch số 169/KH-BCĐLNATTP ngày 31/12/2024 của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025; Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 26/12/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Tổ chức các hoạt động Tết Ất Tỵ năm 2025.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025 Ngày 30/11/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024
Chiều ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Phòng, chống bệnh tay chân miệng, ngăn ngừa ca mắc mới
Hiện nay, bệnh tay chân miệng (TCM) đang gia tăng ở nhiều địa phương. Đây là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trước tình hình này, việc nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng chống hiệu quả là vô cùng cấp thiết, nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ em và kiểm soát dịch bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030