3 "thủ phạm" chính dẫn đến gan nhiễm mỡ bạn không thể coi thường
Tổ chức gan của người bình thường có chứa một lượng nhỏ các chất béo như triglyceride, phospholipid, glycolipid và cholesterol với trọng lượng chỉ chiếm 3-5% trọng lượng của gan. Tuy nhiên, việc lượng chất béo vượt quá định mức 5% cũng là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ .
Nhiều người cho rằng, gan nhiễm mỡ là chứng bệnh "độc quyền" chỉ có ở người lớn tuổi và nhóm người béo phì. Nhưng trên thực tế, có không ít trường hợp ghi nhận các bệnh nhân mắc căn bệnh này lại là những người trẻ mới hơn 20 tuổi.
Ba "thủ phạm" chính dẫn đến gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng khác đối với cơ quan này. (Ảnh: Nguồn Internet).
Cuốn "Hướng dẫn điều trị bệnh gan nhiễm mỡ Trung Quốc" viết rằng, tỷ lệ mắc căn bệnh này ở người trưởng thành chỉ tính riêng tại Trung Quốc đã lên tới con số 12,5 – 35,4%. Như vậy, tại Trung Quốc nói riêng, cứ ba người lại có một người mắc gan nhiễm mỡ.
Những số liệu trên đã khiến gan nhiễm mỡ trở thành căn bệnh có tỷ lệ người mắc đứng đầu trong các bệnh về gan tại đất nước đông dân nhất thế giới.
Mặc dù gan là nơi các chất béo được tập hợp, vận chuyển và hấp thu, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc cơ quan này có thể chứa đựng một lượng lớn các chất béo. Khi sự vận chuyển chất béo ở gan bị mất cân bằng, nhóm các chất này sẽ tích tụ lại trong tế bào gan và dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bệnh béo phì, nhiễm độc cồn và tiểu đường là ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Đáng nguy hiểm hơn là, ngày nay số người mắc căn bệnh trên ở độ tuổi trên 20 đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân của thực trạng đáng lo ngại này còn bắt nguồn từ nhiều thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như ăn uống tùy tiện, ít vận động, uống quá nhiều rượu…
Bệnh càng nhẹ càng không thể chủ quan
Nếu không kịp thời phát hiện trong giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ có thể biến chuyển theo chiều hướng nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. (Hình: Nguồn Internet).
Quá trình gan bị nhiễm mỡ thường diễn ra tương đối chậm. Phần lớn người bệnh ở giai đoạn đầu đều không có triệu chứng rõ ràng. Một số người mắc gan nhiễm mỡ vào thời gian đầu chỉ gặp phải các triệu chứng dễ bị bỏ qua như chán ăn, mệt mỏi, trướng bụng…
Tuy nhiên, giai đoạn đầu của gan nhiễm mỡ lại chính là "thời điểm vàng" để chữa trị dứt điểm và nhanh gọn căn bệnh này. Do đó, người bệnh không nên chủ quan và bỏ qua những triệu chứng bất thường của cơ thể dù là nhỏ nhất.
Nếu không phát hiện bệnh kịp thời hoặc đã phát hiện nhưng không chú tâm chữa trị thì đến khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như đau nhức vùng gan, buồn nôn , nôn mửa… cũng đồng nghĩa với việc bệnh đã bước vào giai đoạn nặng và khó chữa.
Trong trường hợp không điều trị kịp thời, dứt điểm, căn bệnh này còn có nguy cơ phát triển thành xơ gan, ung thư gan và đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Sinh hoạt khoa học là phương pháp điều trị hiệu quả nhất
Chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để phòng ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ. (Ảnh minh họa).
1. Xây dựng chế độ ẩm thực cân bằng
Tăng cường hấp thu protein: Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ nên tăng cường hấp thu protein. Các loại thực phẩm như trứng gà, hải sản, thịt các loài gia cầm như gà, các loại đậu… không chỉ là nguồn cung cấp protein tốt mà còn có thể cung cấp các acid amin quan trọng, cùng với đó là các chất béo có ích và tạo cảm giác no bụng.
Coi trọng chất là lượng của chất béo: Tránh xa các chất béo không lành mạnh, thực phẩm chiên rán, các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng... Trước khi mua thực phẩm, mọi người nên đọc kĩ thông tin ghi trên bao bì sản phẩm để tránh mua phải thức ăn có chứa hydrogenated vegetable oils.
Cùng với đó, bạn cũng nên hạn chế mua các thực phẩm chứa bơ và phô mai để tránh bệnh gan tình nặng thêm và dẫn đến sỏi mật. Dùng dầu oliu khi xào thức ăn cũng là sự lựa chọn tương đối lành mạnh.
Ăn vừa phải các thực phẩm có đường: Kiên trì giảm hấp thu carbohydrate, hạn chế hấp thu đường đơn và đường đôi, ít ăn các thực phẩm chứa đường tinh luyện và bột mì tinh luyện.
Tiêu thụ thực vật sống vừa phải, bao gồm rau củ: Kiên trì mỗi ngày ăn một bữa salad rau, có thể dùng dầu oliu extra virgin, giấm táo và nước chanh nhưng nên tránh các loại đồ trộn chứa chất béo.
Việc chỉ ăn mỗi rau không sẽ chỉ khiến bạn càng đói, đồng thời còn làm rối loạn quá trình chuyển hóa, làm mất ổn định nồng độ đường huyết. Hơn nữa, người ăn chay không hấp thu đủ lượng protein sẽ dễ làm giảm lượng lipoprotein hợp thành, gây cản trở việc vận chuyển chất béo ở tế bào gan, ngược lại càng làm nặng thêm bệnh gan nhiễm mỡ.
Tựu chung lại, người bệnh gan nhiễm mỡ nên điều chỉnh chế độ ẩm thực bằng các loại thực phẩm ít chất béo. Thói quen ăn quá nhiều thịt hoặc quá nhiều nhiều rau đều không tốt, bởi điều quan trọng nhất vẫn là giữ một thực đơn ăn uống cân bằng.
Nếu cần thiết, bạn có thể tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng thực đơn khoa học. Đặc biệt, người béo phì nên kiên trì ăn các loại thực phẩm ít đường, ít chất béo, tăng cường hấp thu chất xơ và tránh uống rượu.
2. Vận động vừa phải
Chế độ vận động hợp lý không chỉ rèn luyện thân thể mà còn có tác dụng phòng ngừa, điều trị gan nhiễm mỡ. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Luyện tập thể thao định kỳ với cường độ vừa phải có thể giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa và giảm mức insulin trong cơ thể.
Người bệnh gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ chủ yếu nên chọn hình thức vận động cường độ thấp để rèn luyện thể lực và sức bền như chạy chậm, bước nhanh, đạp xe, nhảy dây, bơi, đánh cầu lông, đá cầu, đập bóng, khiêu vũ, aerobic... Các loại hình vận động này không chỉ giúp họ giảm béo mà còn thúc đẩy tiêu hao chất béo trong gan.
Duy trì cường độ vận động trung bình với 4 lần luyện tập/tuần mỗi tuần, tổng thời gian tập luyện ít nhất 150 phút là thích hợp hơn cả. Sau 3-12 tháng thay đổi lối sống lành mạnh, chức năng gan của phần lớn người bệnh gan nhiễm mỡ phần lớn đều có nhiều cải thiện tích cực.
Người bệnh gan nhiễm mỡ và thừa cân ít nhất phải giảm 5% thể trọng ban đầu thì bệnh mới có chuyển biến tốt. Hơn nữa việc giảm cân không nên thực hiện quá gấp rút, thể trọng cơ thể giảm trong một tuần không được vượt quá 1.4 kg, nếu không sẽ khiến chức năng gan bị rối loạn.
3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Để nắm rõ về tình trạng sức khỏe nói chung cũng như tình trạng gan của mình, bạn nên đến khoa tiêu hóa hoặc khoa gan ở các bệnh viện chính quy để tiến hành làm các xét nghiệm.
Tuyệt đối không nên tự uống thuốc hoặc điều trị bừa bãi, bởi những cách này không những không thể trị bệnh dứt điểm mà còn khiến tình trạng bệnh biến chuyển theo chiều hướng trầm trọng hơn.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh