5 cách để hạn chế tiếp xúc với hóa chất BPA
Vỏ chai nước khoáng được làm từ nhựa có thể gây hại cho sức khỏe
Hóa chất BPA trong các loại hộp nhựa có thể ngấm vào thứ ăn và nước uống. Như vậy con người đã tiếp xúc trực tiếp với BPA qua nguồn thực phầm và đồ uống. Tuy nhiên, chất BPA còn có trong bụi và nước.
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã rất lo ngại rằng khả năng phá hủy nội tiết tố của BPA sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe con người như rối loạn thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tiểu đường, làm tổn thương bão bộ, đặc biệt không tốt với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, cho tới nay giới khoa học cũng chưa có một sự đồng thuận về những tác hại mà chất BPA có thể gây ra cho con người. Nhưng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ khuyến cáo rằng trước khi những kết luận chính thức về BPA được giới khoa học đưa ra, người dân nên hạn chết tiếp xúc với loại hóa chất này theo 5 cách sau:
1. Không để chất lỏng nóng vào hộp nhựa, không nên cho hộp nhựa vào lò vi sóng vì ở nhiệt độ cao chất BPA có trong hộp nhựa sẽ được giải phóng, từ đó có thể dễ dàng ngấm vào thức ăn.
2. Không nên sử dụng những chai nhựa cũ và bị trầy xước có chứa chất BPA vì những vết trầy xước chính là môi trường của vi khuẩn có thể phát triển và từ đó xâm nhập vào cơ thể. Hãy sử dụng những chai nhựa mới.
3. Thay thế những hộp nhựa chứa thức ăn bằng nhựa. Ngoài nhựa, có rất nhiều lựa chọn dành cho bạn như loại hộp được làm từ gốm sứ, thủy tinh hay thép không gỉ. Đây là những chất liệu an toàn và có độ bền cao và còn thân thiện với môi trường hơn so với các hộp nhựa.
4. Giảm thiểu sử dụng thực phẩm đóng hộp. Đồ hộp là một phương pháp bảo quản thực phẩm và giảm tải trọng lượng trong vận chuyển lương thực. Đây là một phát minh tuyệt vời trong khoảng 200 năm trước, tuy nhiên đồ hộp có chứa một mối nguy hiểm tiềm ẩn. Chất BPA trong lớp lót của vỏ hộp có thể dễ dàng ngấm vào thực phẩm. Vì vật, cách tốt nhất là nên tránh những thực phẩm và đồ uống đã chế biến sẵn và được đóng hộp, đóng lon.
5. Quan sát mã số nhận dạng nhựa ở phía dưới của hộp. Không nên dùng các loại hộp có mã 3 và 7 vì loại này chăc chắn có chứa hóa chất BPA.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản