5 căn bệnh nan y bị hiểu lầm tai hại
1. Giang mai
Thế giới cổ đại từng công nhận và xếp dịch hạch và những gì hiện nay chúng ta gọi là giang mai vào nhóm “ôn dịch”, bởi chúng đều có tốc độ lây lan và tỉ lệ tử vong và biến chứng cao. Vào cuối thế kỷ 15, Chistopher Columbus và đoàn thám hiểm của ông đã mang căn bệnh này đến châu Âu, ban đầu được gọi là Syphilis hay The French Disease, bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, các cơ quan lực lúc bấy giờ lại cho rằng phụ nữ chính là nguyên nhân làm lan truyền bệnh, đặc biệt là những người phụ nữ làm nghề mại dâm hay gái làng chơi.
Bệnh giang mai xưa và nay |
Quan niệm sai lầm này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nghiên cứu tìm ra cách chữa trị bởi giới nghiên cứu gần như mặc định điều này là đúng. Chính vì vậy, sang đến thế kỷ 20, ở Âu-Mỹ, người ta đã khuyên nhóm phụ nữ bán dâm nên giữ gìn cơ thể “sạch sẽ” còn đàn ông thì tuyệt nhiên không. Sự mặc định này còn lan truyền cả sang phòng thí nghiệm, làm cho việc nghiên cứu cũng bị sai lệch, dùng cả thuỷ ngân để chữa bệnh. Bằng chứng, bác sĩ đã thử nghiệm thủy ngân trên gái mại dâm vì cho rằng họ là thủ phạm gây lan truyền bệnh. Những người mang thuyết “giang mai hóa” cho rằng, giang mai giống như đậu mùa. Bởi vậy, trong suốt thế kỷ 19, chính các bác sĩ đã truyền bệnh giang mai cho những phụ nữ làm nghề gái gọi, luôn có quan niệm cơ thể họ có thể tự hình thành kháng thể để chống lại căn bệnh này.
2. Ung thư
Một trong những căn chết người đến nay y học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị là ung thư, và từng bị hiểu lầm hoàn toàn. Theo đó, ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, do tôn giáo hà khắc nên việc thí nghiệm trên cơ thể người lẫn thiếu thốn trang thiết bị y tế làm cho hiểu biết của y học về cơ thể con người bị hạn chế. Ngay cả bác sĩ Hy Lạp cổ đại lừng danh Hippocrates, cha đẻ của ngành Y, cũng cho rằng nguyên nhân gây ung thư là do “dịch xấu” trong cơ thể. Hippocrates cho rằng, tiết dịch cơ thể gồm 4 loại cơ bản là máu, đờm, mật vàng và mật đen, nếu nhiều mật đen thì nguy cơ ung thư rất cao. Giả thuyết sai lầm này kéo dài đến tận thế kỷ 18, nó được bổ sung cả bạch huyết và sang thế kỷ 19, khi xuất hiện của kính hiển vi và các thiết bị y tế khác, sự thật mới thực sự được sáng tỏ, khoa học đã bắt đầu hiểu sâu thêm về cơ thể mình, hiểu được phần nào bản chất lẫn cơ chế phát triển của bệnh ung thư.
Bệnh ung thư xưa và nay |
3. Động kinh
Giống như ung thư, bệnh động kinh hay rối loạn co giật đã tồn tại trong suốt lịch sử của nhân loại, nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất cứ nơi nào, từng được lý giải bằng nhiều cách khác nhau. Những người mắc bệnh thường xuất hiện những cơn co giật thường xuyên và đa dạng. Một trong những dạng biến nhất là co giật khủng khiếp kèm ngất xỉu và thay đổi ý thức của người bệnh.
Bệnh động kinh xưa và nay |
Tuy rất nguy hiểm nhưng thời xưa, người ta lại có quan niệm sai cho rằng bệnh là do quỷ ám, thậm chí trước cả khi Kinh Thánh ra đời, những người Babylon, Hy Lạp và La Mã còn có quan niệm cho rằng, động kinh là do quỷ ám, còn những người có niềm tin tôn giáo thì tìn rằn do Chúa trời trừng phạt. Do nhận thức sai nên cách chữa thời xưa cũng quái dị. Ví dụ, người La Mã cổ đại cho rằng bệnh sẽ hết nếu uống máu của những đấu sĩ trong đấu trường bại trận và ăn thịt xác chết. Vì vậy mới xuất hiện những nghi lễ trừ tà rùng rợn do các pháp sư điều hành nhằm xua đuổi ma tà quỷ dữ.
4. Bệnh lao
Nhờ khoa học phát triển, ngày nay con người biết được nguyên nhân gây bệnh về đường hô hấp. Nhưng đầu thế kỷ 19, các nhà khoa học vẫn tin rằng bệnh lao là căn bệnh “tiêu thụ”. Điều này có nghĩa bệnh lao bùng phát là do công nghiệp hóa diễn ra quá nhanh, đặc biệt là tiến trình đô thị hóa, và nạn ô nhiễm khiến cho con người bị mắc bệnh hô hấp. Sự thật này mãi về sau mới được lý giải, theo đó nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Tubercle bacillus. Hiểu lầm này đã khiến một thời kỳ dài con người phải sống trong nỗi sợ, nhưng người ta lại không biết ở những nơi không khí trong lành nông thôn bệnh lao vẫn phát triển.
Hoặc có những giả thiết do các nhà khoa học Pháp đưa ra, cho rằng các loại bệnh lao như lao phổi lại do con người, nó chỉ xuất hiện ở một số vùng lãnh thổ nhất định. Trên thực tế, chính các nhà khoa học cũng từng thừa nhận, cuộc sống đô thị dễ làm cho con người dễ bị lao phổi, nhưng nó không phải là nguyên nhân chính. Đô thị chỉ làm cho con người tiếp xúc nhiều với vi khuẩn, và vi khuẩn mới chính là tác nhân gây bệnh lao phổi. Ngày nay cùng với sự hiểu biết về bệnh lao và sự ra đời của thuốc kháng sinh penicillin, sự cải thiện vệ sinh môi trường đô thị nên số người mắc bệnh lao giảm hẳn, thậm chí có nơi đã xóa bỏ hoàn toàn căn bệnh này trước khi nhân loại bước vào thế kỷ 21.
5. Bệnh phong
Bệnh phong (Leprosy) hay còn gọi là bệnh cùi, hủi… là căn bệnh bị hiểu nhầm tai hại nhất trong lịch sử y văn của nhân loại. Và cũng như nhiều căn bệnh đề cập ở trên, nó từng được nhiều người, kể cả trong ngành y hiểu sai, cho rằng đây là bệnh di di truyền hoặc do Chúa trời trừng phạt. Do nhận thức sai lệch nên những người bị bệnh thường bị xa lánh, cô lập và bị đưa về các trại phong, nơi họ phải sống những ngày cuối đời trước sự ghẻ lạnh của cộng đồng, như một số trại phong nổi tiếng thế giới đã từng được báo chí nhắc đến ở đảo Hawai và đảo Molakai. Thậm chí một số vùng ở châu Âu còn lắp chuông cảnh báo mỗi khi có người mắc bệnh phong tới gần.
Bệnh phong xưa và nay |
So với những căn bệnh khác, bệnh phong có những đặc thù riêng, ngay cả khi nguyên nhân được làm rõ, những hiểu lầm vẫn tồn tại trong tiềm thức con người, nhất là nỗi sợ bị lây bệnh. Trong nỗ lực giảm thiểu nhận thức sai lệch về bệnh phong, ngày nay căn bệnh này được gọi bằng cái tên mới, bệnh Hansen (Hansens Disease). Qua nghiên cứu, khoa học phát hiện thấy có trên 95% dân số thế giới hiện nay có khả năng miễn dịch tự nhiên với bệnh phong, và nếu một ai đó chẳng may mắc bệnh thì khả năng lây bệnh là từ con vật có tên tatu (loài thú có vú thuộc họ Dasypodidae ở vùng Bắc và Nam Mỹ) gây ra, chứ không phải lây truyền từ người sang người. Mặc dù khả năng miễn dịch với vi khuẩn thực sự đã tăng, song tỉ lệ người mắc bệnh trên thế giới hiện vẫn ở mức cao, trên 250.000 ca mỗi năm, nặng có thể phát sinh biến dạng, gây cụt chân tay hay mù lòa.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh