5 chất dinh dưỡng bé cần
Canxi có tác dụng tối đa hóa sự phát triển của xương trong thời thơ ấu và xa hơn. Số lượng nhỏ canxi trong máu là cần thiết để máu lưu thông bình thường, tránh đông máu. Cơ thể rút canxi cần thiết từ xương để duy trì nồng độ canxi trong máu. Đó là một phần lý do tại sao các bé cần có đủ canxi mỗi ngày.
Theo thống kê, không ít bé thiếu canxi từ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Theo viện Y học, nhu cầu canxi ở bé khác nhau theo độ tuổi:
- 1-3 tuổi cần 500mg.
- 4-8 tuổi cần 800mg.
- 9-18 tuổi cần 1.300mg.
Ảnh minh họa
Giải pháp để bé đủ canxi là nên chọn đồ uống, bữa phụ nhiều canxi thay vì nước ngọt, snack hay kẹo. 250ml sữa, 200g sữa chua và 50g phômai có chứa 300mg canxi.
Ngoài sữa, canxi còn phong phú ở các thực phẩm có nguồn gốc cây trồng như nước cam, đậu phụ chế biến với canxi sulfate và một số ngũ cốc ăn sáng (kiểm tra nhãn để chắc chắn). Tất nhiên, sữa và các thực phẩm từ sữa là nguồn chính của canxi trong khẩu phần ăn của bé hàng ngày.
Vitamin D rất quan trọng trong sự hấp thu canxi để giúp hình thành và duy trì xương chắc khỏe. Do sữa mẹ không chứa một lượng đáng kể của vitamin D, Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo tất cả các bé sơ sinh bú sữa mẹ cần nhận được 400 IU vitamin D bổ sung bằng giọt mỗi ngày.
4 chất khác cần cho bé:
2. Protein: cần thiết cho tăng trưởng
Protein cung cấp năng lượng, nhưng axit amin của nó mới là những gì cơ thể thực sự cần. Axit amin là các nguyên vật liệu cho xây dựng các tế bào mới, các mô, các hợp chất, bao gồm cả các enzyme và hormone.
Protein có rất nhiều trong đạm, thực vật và động vật. Đặc biệt là trứng, cung cấp các axit amin (gọi là axit amin thiết yếu - EAA) mà cơ thể cần. Trong khi đó, thực vật không thể có đủ axit amin cho cơ thể. Nhu cầu protein theo tuổi:
- 1-3 tuổi cần khoảng 13g.
- 4-8 tuổi: 19g.
- 9-13 tuổi: 34g.
- 14-18 tuổi: 46g với nữa, 52g với nam.
Protein không phải vấn đề đáng lo ngay cả với bé lười ăn thịt. Chẳng hạn khoảng 300ml sữa (hoặc sữa chua) hoặc 50g thịt gà hay hải sản và 1 quả trứng cũng đáp ứng đủ nhu cầu protein hàng ngày cho bé 3 tuổi.
3. Chất xơ: đơn giản nhưng quan trọng
Các bé cần chất xơ để phát triển khỏe mạnh. Và một số nghiên cứu cho thấy, các bé nhận được ít chất xơ hơn so với nhu cầu. Chất xơ có trong thực phẩm gồm rau đậu, hoa quả, ngũ cốc giữu cho bé no lâu nhưng lại chống thừa cân. Chất xơ thực vật còn giàu vitamin và khoáng chất. Để ước chừng lượng chất xơ cho bé, có một cách khá đơn giản, tức là cộng 5 vào độ tuổi của bé; ví dụ, bé 3 tuổi thì cần khoảng 8g chất xơ hàng ngày. Tất nhiên, cách tính toán này chỉ mang tính ước lệ. Một cách đơn giản để bé đủ xơ là luôn cho bé ăn hoa quả, rau xanh... hàng ngày.
4. Các chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa gồm vitamin C và E, beta-carotene, selen giúp ngăn chặn các bệnh mãn tính khi bé lớn lên, như ung thư và bệnh tim. Bởi thế, chất chống oxy hóa cũng nằm trong nhóm 5 “siêu” chất dinh dưỡng bé cần.
Chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do (sản phẩm của quá trình trao đổi chất bình thường hoặc khi bé phải tiếp xúc với không khí bẩn, khói thuốc, ánh nắng...). Khi các gốc tự do tích lũy, chúng gây hại cho ADN...
Không chỉ thế, chất chống oxy hóa còn tăng miễn dịch cho bé nhà bạn. Rau quả màu rực rỡ như cà chua, súp lơ, khoai lang, dưa đỏ, anh đào, carrot, dâu tây, quả việt quất... dồi dào chất chống oxy hóa nhất.
5. Sắt: dinh dưỡng rất quan trọng
Con của bạn phụ thuộc nhiều vào sắt để phát triển. Hồng cầu cần sắt để vận chuyển oxy tới từng tế bào trong cơ thể. Sắt cũng đóng vai trò trong phát triển chức năng não. Một thiếu hụt (ngay cả nhỏ) sắt cũng gây hại cho bộ não.
Theo Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ, thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến ở Mỹ (ảnh hưởng tới các bé ở nhiều độ tuổi và phụ nữ mang thai). Các bé nhũ nhi có nguy cơ thiếu sắt do tốc độ phát triển quá nhanh.
Thực phẩm từ động vật hay thực vật đều là nguồn dồi dào của sắt. Thịt gia súc, gia cầm, hải sản cung cấp sắt dưới dạng cơ thể bé hấp thu tốt nhất. Thực vật gồm các loại đậu, rau bina cung cấp sắt nonheme. Nonheme sắt cũng là loại sắt được thêm vào bánh mỳ, mỳ ống, ngũ cốc... Ngoài ra, bạn có thể tăng cường hấp thu sắt nonheme cho con bằng cách thêm nguồn vitamin C từ cam, cà chua, quả kiwi, dâu tây, ớt chuông đỏ... vào các bữa ăn cho bé.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước khi thai kỳ đạt đủ 37 tuần tuổi, và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, và trong số đó, khoảng 1 triệu trẻ tử vong do các biến chứng liên quan đến sinh non. Trẻ sinh non không chỉ đối mặt với những thách thức tức thời về sức khỏe mà còn phải chịu ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
Bộ Y tế cho biết, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam (18,9‰) cao gấp 2,4 lần Thái Lan (8‰- nguồn UNICEF), mặt khác, việc thực hiện các can thiệp chuyên môn nhằm giảm tử vong trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có chiều hướng giảm.
Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc cho trẻ khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng không phải tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng nhưng các vết loét do nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Chảy máu cam ở trẻ: Khi nào cần lo lắng?
Trong mùa hè, rất nhiều trẻ bị chảy máu cam do khô mũi vì nằm điều hòa liên tục. Tuy nhiên, nhiều người xử lý sai cách, như nhét dị vật vào mũi trẻ, bắt trẻ ngửa cao đầu...
Mùa hè cho trẻ đi bơi cần cảnh giác nguy cơ lây nhiễm bệnh
Thời tiết nóng nhiều gia đình cho trẻ đi bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025