5 loại thực phẩm có hại cho não
Đậu phụ
Những tranh cãi xung quanh đậu nành vẫn tiếp diễn với một nghiên cứu công bố trên tờ Dementia and Geriatric Cognitive Disorder, trong đó các tác giả nhận thấy có sự liên quan giữa việc ăn nhiều đậu phụ - khoảng 9 lần hoặc hơn mỗi tuần - với tăng nguy cơ bị suy giảm nhận thức và trí nhớ.
Các nhà nghiên cứu phân tích lượng đậu phụ tiêu thụ của 719 người Indonesia - cả nam và nữ, và sau đó cho họ làm một loạt bài kiểm tra trí nhớ. Những người ăn trên 9 phần đậu phụ mỗi tuần khó đối mặt với những bài kiểm tra đòi hỏi cao về trí nhớ cao những người ăn ít.
Dù chưa thể kết luận - mối liên hệ chỉ đơn thuần là có liên quan, chứ không phải là nhân quả - nhưng các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng các chất phytoestrogen trong đậu phụ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Tuy nhiên, trước khi quay trở lại thói quen ăn bít- tết, hãy cân nhắc rằng món tempeh - một món ăn khá phổ biến làm từ đậu nành lên men khá phổ biến – đã thực sự được thấy là cải thiện trí nhớ trong nghiên cứu này.
Muối
Trong khi cuộc tranh cãi về tác động của muối đối với huyết áp và bệnh tim mạch còn chưa ngã ngũ, thì một nghiên cứu mới đây lại thấy rằng ăn nhiều muối cộng với ít hoạt động thể lực có ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng nhận thức.
Các nhà nghiên cứu Canada đã theo dõi hoạt động thể lực và lượng muối tiêu thụ của 1.262 người, tuổi từ 67 đến 84. Các đối tượng tham gia được xếp vào ba nhóm: ăn ít, ăn trung bình và ăn nhiều muối. Những thay đổi đáng kể nhất được thấy ở những người ít hoạt động thể lực; những người ăn ít muối và ít hoạt động biểu hiện suy giảm về nhận thức chậm hơn những người ăn nhiều muối và ít hoạt động.
May mắn là ta vẫn có thể đảo ngược tình thế: Theo một nghiên cứu trên tờ Neurobiology of Aging, việc tập thể dục thường xuyên sẽ trung hòa các ảnh hưởng tiêu cực của muối đối với não và tim mạch.
Chất béo trans
Thêm một lý do nữa để vui mừng với lệnh cấm chất béo trans của FDA: loại thực phẩm này làm tổn hại đến trí nhớ của bạn.
Một nghiên cứu trên tạp chí PLoS One thấy rằng ăn nhiều chất béo trans có liên quan với khó nhớ từ ngữ. Nghiên cứu đã theo dõi 1018 người và lượng chất béo trans mà họ ăn, từ 3,8g đến 27,7g/ngày. Những người tham gia được yêu cầu hoàn thành một nhiệm vụ buộc họ phải xác định những từ mới so với các từ lặp lại trong một dãy các từ. Với mỗi gam chất béo trans tiêu thụ mỗi ngày, trung bình đối tượng nhớ lại được ít hơn 0,76 từ.
Điều này có nghĩa là những người ăn nhiều chất béo trans nhất mỗi ngày sẽ nhớ lại được 65 từ đúng, trong khi những người bình thường khác nhớ được 86 từ.
Cá ngừ
Đây là một loại thực phẩm dễ chế biến, cung cấp nhiều protein cho một bữa ăn sau khi bạn trở về từ phòng tập. Nhưng không có nghĩa là nó tốt cho trí não của bạn.
Theo một nghiên cứu trên tờ Intergrative Medicine: Những người ăn hơn 3 phần ăn là các loại cá có vị trí cao trong chuỗi thức ăn - như cá ngừ, cá mú, cá hanh, cá vược, cá kiếm hoặc cá mập - mỗi tuần ( hoặc hơn bốn phần một tháng ) có nguy cơ bị suy giảm nhận thức. Thủ phạm? Tất nhiên là hàm lượng thủy ngân cao.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích thói quen ăn hải sản của 384 người và cho họ làm một loạt các bài kiểm tra về nhận thức. Những người có hàm lượng thủy ngân trong máu cao nhất có điểm kiểm tra thấp hơn những người có hàm lượng thủy ngân thấp nhất.
Chất béo no
Các nhà nghiên cứu trường đại học Montreal thấy rằng khi cho những con chuột có chế độ ăn nhiều chất béo no (khi 50% lượng calo đến từ các chất béo có hại như dầu cọ và bơ) bị suy giảm chức năng của hệ thống dopamine mesolimbic ở não –phần não chịu trách nhiệm về động lực và hạnh phúc, cũng như có vai trò trong các rối loạn tâm trạng, nghiện ma túy và ăn uống quá độ.
Ngược lại, những con chuột ăn nhiều các chất béo không no chuỗi đơn, như dầu ô liu, không biểu hiện mối liên quan này. Nghiên cứu cũng thấy rằng chất béo no làm suy yếu hệ thống tự thưởng ở con vật, khiến chúng ăn nhiều để bù lại cho cảm giác không thỏa mãn.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu