5 loại thực phẩm nên ăn để lấy lại tinh thần
1. Trứng ốp-lếp
Cung cấp: Vitamin B và protein. Lòng đỏ trứng là phần giàu vitamin B nhất của quả trứng.
Nguồn: Thịt bò nạc, mầm lúa mạch, cá và thịt gia cầm.
Cơ chế: Một khẩu phần ăn giàu vitamin B sẽ giúp làm giảm triệu chứng chán nản. Vitamin B, đặc biệt là vitamin B-6 và B-12, có thể giúp cải thiện chức năng thần kinh - cách để các chất dẫn truyền thần kinh của bộ não gửi tín hiệu giúp ổn định tâm lý. Cũng có mối liên hệ khá lớn giữa sự thiếu hụt vitamin B và tâm lý chán nản.
Trên thời báo Dinh dưỡng của Mỹ, một nghiên cứu năm 2010 trên 3.000 người trung tuổi trong 12 năm đã chỉ ra những người ít cung cấp loại vitamin này cho cơ thể có nguy cơ bị trầm cảm, buồn chán hơn.
Protein trong trứng (cũng như trong thịt nạc) có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái lâu hơn, ổn định lượng đường trong máu. Bạn có thể chế biến trứng theo nhiều cách, rán, luộc hay làm sát- lát… và ăn kèm với những sản phẩm từ thịt động vật chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt lợn xông khói hay bơ.
2. Các loại quả hạch và hạt
Cung cấp: Ma-giê
Nguồn: Hạt bí ngô, hạt hướng dương, đào lộn hột, quả hạnh và đậu phụng (những loại rau lá xanh và bột mỳ cũng chứa nhiều ma-giê)
Cơ chế: Ma-giê, một chất khoáng tự nhiên có thể tìm thấy ở các loại hạt có ảnh hưởng đến sự sản sinh axit amin serotonin, một “nguồn thức ăn” cho não. Ma-giê cũng ảnh hưởng đến sự sản sinh năng lượng nói chung.
Ngoài ra, hạt còn là nguồn cung cấp protein và chất béo có lợi. Và như hầu hết các loại thức ăn khác, các loại hạt ít muối và đường sẽ là một sự lựa chọn tốt hơn các bữa ăn nhanh ít dinh dưỡng. Vỏ bọc muối và đường trên hạt không có lợi cho sức khỏe, khiến bạn ăn nhiều bởi vì chúng kích thích não tạo sự thèm muốn ăn thêm nhiều muối và đường hơn nữa.
3. Cá nước lạnh
Cung cấp: Axit béo omega-3
Nguồn: Cá hồi, cá trích, cá mòi, cá trổng, các ngừ (không ăn nhiều hơn 1 lần trong tuần) và cá thu.
Cơ chế: Cá được coi là thức ăn tốt cho trí não. Cá chứa nhiều chất béo, chẳng hạn như cá hồi có nhiều axit béo omega-3 DHA, vốn được biết đến giúp tăng chất lượng màng và chức năng chất xám trong não. 20% chất xám được tạo nên từ DHA, Một vài nghiên cứu đã thấy rằng cung cấp DHA sẽ tăng chất xám trong bán cầu não, đồi hải mã và những vùng khác của bộ não liên quan đến tâm lý con người. Những người bị trầm cảm có ít chất xám ở những vùng này so với người tâm lý bình thường.
Ngoài ra, cá cũng là một nguồn cung cấp vitamin, ổn định lượng đường trong máu. Ăn một lượng nhỏ loại protein này có thể giúp bạn có tâm lý tốt trong cả tuần.
4. Ngũ cốc
Cung cấp: Cácbon-hydrate phức
Nguồn: Hạt diệm mạch, hạt kê, rau dền, lúa mì spenta, hạt lúa mạch.
Cơ chế: Tiêu hóa cácbon-hydrat phức mất nhiều thời gian hơn cũng có nghĩa chúng không làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, nguyên nhân gây tâm lý chán chường. Loại cácbon-hydrate này cũng tăng lượng serotonin trong não.
5. Trà xanh
Cung cấp: Amino axit L-theanine
Nguồn: Trà xanh nóng, trà đá với nhiều hương vị như hương hoa nhài hoặc hương dâu.
Cơ chế: L-theanine là một loại amino axit có nhiều trong các lá trà, đã được tổ chức EEG kiểm chứng về khả năng kích thích sóng não alpha. Axit này có thể cải thiệu mức độ tập trung và tạo ra khả năng ổn định tâm lý.
Ngoài cà-phê, chất L-theanine trong trà xanh sẽ giúp giải tỏa tâm lý, kéo dài trong 8 tiếng. L-theanine dễ hấp thụ và có thể xuyên qua các rào chắn trong não.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025