5 mối nguy hiểm từ đồ uống tăng lực
Liên quan đến đồ uống tăng lực (energy drinks), tháng 10/2012, FDA công bố 5 báo cáo điều tra về một loại đồ uống có tên Monster Energy (ME) cũng gây tác hại tương tự cho con người. Cả hai loại đồ uống ME và FHE được phê duyệt lưu thông nhưng là nhóm bổ sung chế độ ăn uống thiết thực. Theo báo cáo xét nghiệm mang tên Consumer Reports, nước tăng lực FHE đựng trong chai dung tích 2 aoxơ (khoảng 60 gam) có chứa tới 215mg cafein. Còn theo Hiệp hội Đồ uống tăng lực Mỹ (ABA), thông thường một lon đồ uống dung tích 8 aoxơ (khoảng 239 gam) thường có chứa 104 - 142mg cafein, nhưng nước tăng lực FHE lại có hàm lượng cafein rất cao. Ngoài ra, nó còn chứa các thành phần khác như taurin, niacin, malic acid, glucuronic acid, vitamin B6, B12 và nhiều thành phần khác. Theo các chuyên gia ĐH Y khoa Texas (UTM), mối nguy hiểm lớn nhất của đồ uống FHE chính là hàm lượng cafein và nhiều thành phần bất lợi khác quá mức cho phép, riêng cafein là thủ phạm gây tử vong và động kinh ở con người. Chính điều này mà hãng sản xuất FHE cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, trẻ dưới 12 tuổi không nên dùng quá 2 lon/ngày. Nhân sự kiện trên, tạp chí Y học Mỹ (MyHealthNewsDaily) đã cảnh báo 5 rủi ro nguy hiểm liên quan đến nhóm đồ uống này.
Gia tăng bệnh tim mạch
Ngoài số liệu đề cập trên, năm 2007, một thanh niên người Australia, 28 tuổi đã bị ngưng máu sau khi uống tới 8 lon tăng lực trong vòng 7 giờ, loại chứa 80mg cafein/lon, mặc dù thanh niên này không có tiền sử bệnh tim. Theo nghiên cứu của UTM, cafein làm cho các tế bào tim bài tiết nhiều canxi, ảnh hưởng trực tiếp đến tim và dẫn đến tình trạng loạn nhịp. Cafein cũng có thể làm gián đoạn mức cân bằng của máu trong cơ thể dẫn đến loạn nhịp tim. Tuy chưa phải là bằng chứng kết luận nước tăng lực gây các chứng bệnh về tim nhưng những ai có tiền sử về căn bệnh này nên thận trọng khi dùng đồ uống tăng lực.
Gây sẩy thai
Như đã đề cập, FDA đã nhận được đơn khiếu nại về sẩy thai do nước tăng lực FHE gây ra. Liên quan đến rủi ro nói trên, người ta đã làm nhiều nghiên cứu. Ví dụ, một nghiên cứu thực hiện năm 2006 trên 1.000 phụ nữ mang thai cho biết, nếu tiêu thụ trên 200mg cafein/ngày (từ cà phê, chè, sôđa hoặc sôcôla nóng) thì rủi ro sẩy thai cao gấp 2 lần so với nhóm phụ nữ mang thai không dùng đồ uống này. Mặc dù còn nhiều tranh cãi và cũng chưa đủ bằng chứng để kết luận cafein có phải là thủ phạm gây sẩy thai hay không nhưng các chuyên gia Cao đẳng sản khoa Mỹ khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên dùng quá 200mg cafein/ngày từ tất cả các loại đồ uống khác nhau.
Trộn nước tăng lực và rượu rất nguy hiểm
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of the American Medical Association, các nhà khoa học phát hiện thấy thói quen trộn nước tăng lực vào rượu tuy ngon miệng nhưng rất nguy hiểm. Tuy cafein không gây phản ứng với cồn nhưng nó lại làm tăng hiệu ứng say và làm "tỉnh táo" lâu hơn, vì vậy lượng tiêu thụ rượu bia càng nhiều hơn. Kết luận trên được dựa vào nghiên cứu của Hiệp hội Y học Mỹ (AMA) ở 1.000 sinh viên đại học, phát hiện thấy những người có thói quen dùng 2 loại đồ uống này trộn lẫn thì mức độ nghiện lệ thuộc vào đồ uống tăng gấp 2,5 lần so với người không dùng đồ uống nói trên. Lý do có nhiều nhưng cafein và cồn đều là những chất gây nghiện rất mạnh, chưa kể những yếu tố do cơ thể con người tạo ra, trong đó có gen gây nghiện rượu tác động.
Nước tăng lực trộn với rượu tuy ngon miệng nhưng rất nguy hiểm. |
Gia tăng mức nghiện thuốc kích thích
Một nghiên cứu khác trên 1.060 sinh viên, các chuyên gia ở AMA phát hiện thấy những sinh viên nghiện nước tăng lực thì khi vào năm thứ 2 bắt đầu có thói quen nghiện, lạm dụng thuốc kích thích, thuốc giảm đau và nếu thói quen dùng nước tăng lực tăng lên thì mức độ lệ thuộc vào thuốc càng lớn, nhẹ thì dùng thuốc kê đơn giảm đau, nặng thì dùng các loại thuốc gây nghiện, kể cả những loại thuốc bất hợp pháp ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của con người.
Suy giảm nhận thức
Mặc dù những sinh viên này chăm chỉ, học thâu đêm nhưng kết quả bài thi kiểm tra cuối kỳ, cuối năm vẫn thấp hơn so với nhóm không dùng nước tăng lực. Đây là kết luận rút ra từ một nghiên cứu của AMA hoàn thành năm 2010. Cụ thể, những sinh viên dùng lượng cafein ôn hòa, khoảng 40mg thì nhận thức được cải thiện, kết quả bài thi, kiểm tra tốt nhưng nếu cafein tiêu thụ tăng lên tới 250mg như ở đồ uống bò húc (Red Bull) hoặc 80mg thì kết quả lại ngược lại. Vì lý do trên, AMA khuyến cáo những người trẻ tuổi nên tránh xa nước tăng lực, nhất là trong giai đoạn còn học hành phấn đấu.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản