5 tình trạng khi tập thể thao có thể gây chết người
Tập thể thao là thói quen tốt cho sức khỏe và cơ bắp. Tuy nhiên, việc tập luyện không đúng cách hoặc quá sức dễ dẫn đến tai nạn. Các tai nạn trong phòng gym thường xảy ra vào thời điểm người tập đẩy bản thân và cơ thể đến mức suy sụp.
Các chuyên gia đã chỉ ra một số tình trạng khiến cơ thể kiệt sức, có thể dẫn đến chết người trong khi tập luyện.
Tiêu cơ vân
Tiêu cơ vân là một trong những tình trạng nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi một người làm việc quá sức, đặc biệt ở vận động viên cử tạ, marathon. Tiêu cơ vân khiến cơ bắp bị kiệt quệ, đồng thời mất nước trong điều kiện nắng nóng. Theo Mayo Clinic, tiêu cơ vân cũng có thể do uống quá nhiều rượu, chất bổ sung creatine hoặc steroid đồng hóa.
Khi một người bị tiêu cơ vân, các tế bào cơ bị phá vỡ, giải phóng một loại protein gọi là myoglobin vào máu có thể gây hại cho thận. Các triệu chứng gồm đau cơ dữ dội, yếu cơ, nước tiểu sẫm màu. Nếu không được cấp cứu ngay, thận của bệnh nhân có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
Năm 2018, võ sĩ Dhafir Harris bị hai cơn đau tim trong trận đấu với Kimbo Slice. Bác sĩ cho biết tiêu cơ vân có thể là nguyên do. Anh thừa nhận mình đã giảm tới 18 kg trước đó.
Tiêu cơ vân là hội chứng có thể ngăn ngừa. Các chuyên gia cho biết mọi người cần biết giới hạn của mình khi tập gym. Nếu là người mới chơi thể thao, bạn cần có huấn luyện viên cá nhân hoặc người giám sát.
Mất cân bằng điện giải
Một buổi tập luyện cường độ cao đi kèm chương trình giảm cân hà khắc có thể khiến các chất hóa học trong cơ thể mất cân bằng. Tiến sĩ Michael Ackerman, bác sĩ tim mạch của Mayo Clinic, cho biết nếu có sự gián đoạn của các chất điện giải như kali, magiê hoặc canxi, điện tim ở người có thể trở nên bất thường.
Giảm cân đột ngột cũng có thể gây tử vong ở dạng hội chứng nuôi ăn lại. Người bệnh tăng khẩu phần ăn sau một thời gian giảm cân, khiến cơ thể không thích nghi kịp.
"Sau một thời gian nhịn ăn để kiểm soát cân nặng, đôi khi các võ sĩ sẽ ăn nhiều trở lại quá nhanh chóng. Điều này tạo ra sự hỗn loạn đối với cơ thể vốn đang quen với tình trạng đói", Donald Hensrud, chuyên gia dinh dưỡng tại Mayo Clinic, cho biết.
Một người đàn ông mệt mỏi sau khi tập thể dục. Ảnh: Freepik
Say nắng do gắng sức
Về mặt kỹ thuật, say nắng gắng sức được gọi là chứng tăng thân nhiệt, xảy ra khi cơ thể trở nên quá nóng, có thể gây chết người.
Một số bằng chứng cho thấy tập luyện trong thời tiết nóng bức có thể cải thiện chức năng tim mạch. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể vượt quá 40 độ C có thể gây nguy hiểm. Theo Mayo Clinic, các triệu chứng bao gồm lú lẫn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, choáng váng hoặc huyết áp thấp.
Ngay cả những vận động viên ưu tú cũng có thể tử vong vì tình trạng này. Korey Stringer, tuyển thủ bóng bầu dục của đội Minnesota Vikings, đã chết vì các biến chứng liên quan đến say nắng trong một buổi tập luyện vào tháng 8/2001.
Hạ thân nhiệt
Hạ thân nhiệt được định nghĩa là khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới mức 37 độ C. Tình trạng thường xảy ra ở những môn thể thao trên núi cao. Dù vậy, hạ thân nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến người tập luyện thông thường ở các bộ môn như bơi lội.
Theo nghiên cứu của Anh xuất bản năm 2001, những người bơi lội trong vùng nước có nhiệt độ khoảng 8 đến 11 độ C thường mất khả năng phán đoán, dễ hạ thân nhiệt. Điều này cũng xảy ra với những người chạy đường dài, đổ nhiều mồ hôi trong thời tiết lạnh giá. Khi ngừng chạy, chiếc áo ướt đẫm bay hơi nhanh chóng, cơ thể không tự động làm ấm nhanh dẫn đến hạ thân nhiệt.
Mất nước
Mất nước là một trong những vấn đề phổ biến nhất xảy ra khi tập luyện, cũng là tình trạng nguy hiểm nhất. Tập thể dục trong thời tiết nóng ẩm, đổ mồ hôi nhiều đều có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Mất nước nghiêm trọng có thể gây mất cân bằng điện giải, dẫn đến co giật và tử vong.
Cách đơn giản ngăn tình trạng mất nước là để ý đến 5 dấu hiệu như khát, chóng mặt hoặc mệt mỏi, nhịp tim không ổn định, chuột rút, nước tiểu màu cam. Những người đang ăn chế độ giảm cân hoặc thực hiện bài tập tốn sức cần đảm bảo bổ sung chất điện giải đầy đủ.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
- Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
- Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT