21/7/2012 | 6:57:29 PM

5 vấn đề sức khỏe của chị em sau tuổi 25

Dưới đây là 5 vấn đề liên quan đến sức khỏe mà các chị em sau tuổi 25 nên quan tâm để biết cách giữ cho mình luôn khỏe mạnh.
1. Tỷ lệ ung thư cao
 
Hiện nay ung thư vú đã vượt qua ung thư cổ tử cung để trở thành bệnh ung thư hàng đầu gặp phải ở nữ giới. Căn bệnh này không còn là nỗi lo của riêng phụ nữ lớn tuổi mà nó đã tấn công sang cả phụ nữ trẻ.
 
Biện pháp phòng ngừa
 
- Hạn chế uống rượu. Tốt nhất bạn không nên uống rượu hoặc nếu có thì uống ít hơn 1 ly nhỏ/ngày
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Nên tập thể dục mỗi ngày 30 phút và đều đặn hàng ngày. Các bài tập đi bộ, chạy bộ, aerobic… rất tốt cho bạn và còn giúp tăng cường sức khỏe toàn diện
- Ăn thực phẩm ít chất béo. Giảm tiêu thụ các chất béo còn giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như tiểu đường, tim mạch, đột quỵ và giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh…
 
 
2. Lão hóa da
 
Khi bước qua tuổi 25, người phụ nữ phải đối mặt với sự thay đổi của làn da theo chiều hướng xấu đi. Các nếp nhăn ở khóe miệng, đuôi mắt, cổ… bắt đầu xuất hiện (thậm chí sớm hơn). Liên kết collagen và elastin của da bị thoái hóa, mỏng và thưa dần, khiến da đàn hồi kém, dẫn đến tình trạng da bị chùng, nhão, nhăn nheo. Sự lưu thông máu, tuần hoàn, quá trình hồi phục da cũng giảm. Cùng với đó là sự xuất hiện của nám da - một hậu quả của tình trạng stress kéo dài, sinh nở, những áp lực trong công việc, gia đình, con cái… 
 
Biện pháp phòng ngừa
 
Dù không thể ngăn cản sự lão hóa của tự nhiên, nhưng chúng ta vẫn có thể làm chậm quá trình này bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học.
 
- Nên ăn những thực phẩm chứa nhiều collagen, protein và vitamin E, nhằm cải thiện chứng rối loạn chức năng tiêu hóa và gan. Tránh hút thuốc, uống rượu và ăn ít những đồ chiên rán
- Thường xuyên sử dụng sản phẩm chống nắng, sản phẩm chăm sóc da, ngủ đủ giấc, giải tỏa tâm lý... Bổ sung đủ lượng vitamin B để làm dịu hệ thống thần kinh.
 
3. Loãng xương
 
Loãng xương cũng có thể gặp ở phụ nữ tuổi 20-40. Đặc biệt, lối sống của phụ nữ trẻ hiện nay đang ngày càng làm tăng các triệu chứng của bệnh loãng xương. Chẳng hạn như, thiếu hàm lượng vitamin D và canxi cần thiết cho cơ thể, thiếu hoạt động thể dục hoặc hoạt động thể chất khác, vấn đề nội tiết tố (estrogen)...
 
Biện pháp phòng ngừa
 
- Hấp thụ đủ canxi: tối thiểu phải được 1.200mg/ngày
- Cắt giảm caffeine
- Hạn chế ăn muối
- Thực hiện các bài tập tốt cho xương
- Bổ sung hàm lượng protein hợp lý
- Ăn 5 loại rau, củ, quả mỗi ngày.
 
 
4.  Các bệnh về tiêu hóa
 
Nghiên cứu chứng minh, cho dù là nam hay nữ cùng ăn một lượng thực phẩm như nhau nhưng nữ giới sẽ mất thời gian tiêu hóa lâu hơn so với nam giới, nên các chị em dễ mắc các chứng bệnh táo bón mãn tính và bệnh đường ruột cao gấp 2 - 3 lần so với nam giới.
 
Biện pháp phòng ngừa
 
- Hạn chế ăn vặt, nếu bạn hay ăn vặt, dạ dày phải tiết nhiều dịch vị hơn để tiêu hóa thức ăn, đến khi ăn cơm, dịch vị tiết ra sẽ bị ít đi. Từ đó ảnh hưởng tới việc ăn uống và tiêu hóa, lâu dần sẽ dễ bị đau dạ dày
- Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như cần tây, hẹ, giá đỗ, măng, cải bắp...
- Tăng hàm lượng hấp thụ chất béo vừa đủ, ăn ít những thực phẩm cay, nóng.
 
5. Các bệnh phụ khoa
 
Bệnh phụ khoa rất dễ lây lan trong khi quan hệ tình dục. Đối tượng “tấn công” của bệnh chủ yếu là các chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau 25 tuổi.
 
Biện pháp phòng ngừa
 
- Không quan hệ tình dục bừa bãi. Khi quan hệ nếu cần thì phải dùng đến các biện pháp phòng ngừa an toàn
- Rửa vùng kín 2 lần một ngày hoặc lý tưởng nhất là thực hiện việc đó sau mỗi lần đi vệ sinh nhưng không nên thụt rửa hoặc lau chùi quá mạnh. Đặc biệt phải vệ sinh sạch sẽ vào những ngày đèn đỏ
- Giặt đồ lót bằng tay thật sạch
- Không thức khuya
- Thực hiện việc khám phụ khoa định kỳ dù không có triệu chứng gì bất thường. Phụ nữ từ độ tuổi 18 trở lên nên đi khám phụ khoa ít nhất mỗi năm 2 lần. 
Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814