6 bệnh cần cảnh giác khi bị đau lưng
Tuy nhiên, đôi khi đau lưng lại là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng của một tình trạng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Nhưng tìm ra điều này không dễ. Đó là lý do tại sao bác sĩ thường hỏi những câu hỏi có vẻ ngẫu nhiên dường như không liên quan gì với lưng. Ví dụ có bệnh nhân phàn nàn về đau lưng nhưng hóa ra lại bị ung thư vú di căn.
Tất nhiên, đó không phải là tình huống phổ biến, và nếu đau lưng được cải thiện khi uống thuốc giảm đau thông thường thì chắc chắn không có gì đáng sợ đang xảy ra. Song nếu nó xảy ra, thì phải rất thông thái để nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm. Dưới đây là 6 vấn đề sức khỏe đôi khi bị nhầm với đau lưng.
Phình động mạch chủ
Phình động mạch xảy ra khi một phần của thành động mạch bị yếu, khiến nó giãn rộng bất thường hoặc phình to như một quả bóng. Theo Hội Tim Mỹ, phình động mạch có thể xảy ra ở bất cứ đâu, nhưng phình động mạch chủ dùng để chỉ những chỗ phình dọc đường đi của động mạch chủ. Với chiều dài khoảng 30,5cm và đường kính khoảng 2,5cm, động mạch chủ là mạch mãu lớn nhất trong cơ thể, chạy từ trái tim qua ngực đến bụng.
Hầu hết phình động mạch chủ xảy ra ở bụng, mặc dù cũng có thể xảy ra ở ngực. Dù trong trường hợp nào, nếu phình động mạch chủ xảy ra thì thường gây ra đau lưng lan vào ổ bụng. Đau thường dữ dội và đột ngột. Vỡ phình động mạch chủ là một cấp cứu y tế vì nó có thể dẫn đến chảy máu nội tạng đe doạ tính mạng.
Phình động mạch chủ hay gặp nhất ở nam giới trên 60 tuổi nghiện thuốc lá hoặc có cholesterol cao. Nhưng bất cứ ai bị đau dữ dội ở bụng hoặc lưng mà không hết thì nên đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Viêm ruột thừa
Chưa đến một nửa số người bị viêm ruột thừa có các triệu chứng kinh điển như buồn nôn, nôn và đau ở vùng bụng dưới bên phải. Trong khi có thể bị đau ở chỗ khác, song đau vùng thắt lưng cũng hay gặp. Lý do: Mặc dù ruột thừa thường nằm ở bên cạnh vùng bụng dưới bên phải, khoảng 15% số người có ruột thừa ở phía lưng gần thận do khoang giải phẫu. Vì vậy, khi cơ quan bí ẩn này bị viêm hoặc vỡ, nó có thể gây đau lưng thay vì đau bụng.
Tuy tất cả các bác sĩ đều biết về điều này trong trường y, song đây thường không phải là bệnh đầu tiên được các bác sĩ nghĩ đến khi gặp bệnh nhân bị đau lưng.
Bất cứ khi nào nghi ngờ mình bị viêm ruột thừa, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ: Ruột thừa bị viêm có thể vỡ trong chưa đầy 24 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu, và nếu nhiễm trùng xảy ra có thể dẫn đến sốc. Bạn có thể cần phẫu thuật, và trì hoãn việc mổ dẫn đến các biến chứng khiến bạn phải mổ nhiều lần và phục hồi lâu hơn.
Các vấn đề về sản phụ khoa
Có nhiều lý do ở vùng bụng dưới khiến phụ nữ bị đau lưng. Ví dụ, 25% phụ nữ có tử cung ngả sau. Khi những phụ nữ này bị đau bụng kinh, họ sẽ cảm thấy đau lưng dưới thay vì đau bụng. Tropng một số ít trường hợp, u xơ tử cung cũng có thể gây đau lưng nếu nó chèn ép vào cơ và dây thần kinh ở lưng, nhưng tử cung ngả sau khiến điều này dễ xảy ra hơn. Đau lưng cũng có thể là một triệu chứng của lạc nội mạc tử cung, xảy ra khi các mô phủ mặt trong tử cung phát triển ra các cơ quan khác ở vùng chậu.
Bước đầu tiên là đi khám bác sĩ phụ khoa. Đối với một số phụ nữ, miếng dán nhiệt và thuốc chống viêm không steroid không cần đơn (NSAID) có tác dụng tốt, nhất là nếu được dùng ngay khi cơn đau bắt đầu. Trong các trường hợp khác, có thể cần đến thuốc kê đơn hoặc phẫu thuật.
Loãng xương
Loãng xương thường được gọi là căn bệnh thầm lặng vì người bệnh thường không biết là mình bị bệnh. Nhưng theo một báo cáo gần đây, một trong các triệu chứng phổ biến của loãng xương là đau lưng khủng khiếp.
Đôi khi loãng xương khiến cột sống yếu đến mức bị gãy. Và khi những xương này bị gãy, chúng có thể gây ra đau lưng dữ dội mà không tự hết - mặc dù đôi khi không hề đau. Dù thế nào đi nữa thì sau vài lần gãy như vậy, người bệnh có thể bị còng và giảm chiều cao.
Nếu bạn bị đau lưng tệ hại ở lưng trên hoặc lưng giữa - hoặc bị "lùn đi" khoảng 2cm trở lên trong năm vừa rồi thì hãy nói chuyện với bác sĩ. Bạn có thể cần thuốc để giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Viêm khớp
Theo Quỹ viêm khớp, bất kỳ phần nào của lưng cũng bị ảnh hưởng bởi viêm khớp, song phần thắt lưng đặc biệt dễ bị tổn thương vì nó phải mang nhiều trọng lượng cơ thể hơn. Có rất nhiều loại viêm khớp có thể dẫn đến đau, cứng, và sưng, nhưng thoái hóa khớp (OA) là phổ biến nhất. Loại viêm khớp "hao mòn" này xảy ra khi các sụn bao bọc ở đầu đầu xương bị mòn đi.
Nếu bạn bị viêm khớp, có rất nhiều cách điều trị có thể giúp bạn. Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, chườm nóng và lạnh, vật lý trị liệu, và thậm chí cả những thay đổi về chế độ ăn uống có thể giúp ích.
Sỏi thận
Tin tốt về sỏi thận là chúng có xu hướng di chuyển ra khỏi cơ thể mà không gây ra tổn thương bên trong. Tin xấu: Những người từng bị sỏi thận thường mô tả nó là cơn đau tồi tệ nhất mà họ từng trải nghiệm.
Thông thường, đó là một cảm giác đau dữ dội như dao đâm ở bên cạnh hoặc sau lưng phía dưới xương sườn, và sau đó lan xuống dưới vào vùng sinh dục. Đau thường xảy ra từng cơn; sau một đợt đau dữ dội, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn trong vài giờ trước khi cơn đau khác kéo tới. Các triệu chứng khác có thể bao gồm máu trong nước tiểu, buồn nôn, nôn, và sốt.
Sỏi thận là một lý do phổ biến của khám cấp cứu: Theo một báo cáo, đã có khoảng 1,3 triệu lượt khám trong năm 2009 (tăng 20% so với năm 2005). Các thủ phạm nghi ngờ là béo phì và biến đổi khí hậu (thời tiết nóng hơn dẫn đến mất nước, là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của sỏi thận).
Dù đau lưng hay không bạn cũng nên đi khám ngay nếu bị sốt trên 38,5oC; đốt buốt khi đi tiểu, nước tiểu đục, hoặc nước tiểu có mùi hôi; buồn nôn và nôn kéo dài; hoặc đau không chịu nổi.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh