6 cách giảm bớt tác hại của đồ nướng
Một nghiên cứu năm 2008 của các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol (Anh) cho thấy rằng sốt cay có thể làm giảm sự hình thành HCA, do đó, đừng ngại rắc ớt đỏ lên đồ nướng khi tẩm ướp. Một số loại gia vị có chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp loại bỏ HCAs trong quá trình nướng. Thêm các loại gia vị như húng tây, tỏi… có thể làm giảm lượng HCAs lên đến 60% so với khi không được tẩm ướp thêm. Còn chất chiết xuất từ cây hương thảo có thể làm giảm HCAs lên đến 90% trong một số trường hợp. Vì vậy, hãy bổ sung thêm gia vị cay khi tẩm ướp, vừa kích thích khẩu vị khiến món nướng hấp dẫn hơn, lại vừa giúp hạn chế tác động xấu của đồ nướng.
Một lưu ý tiếp theo cho bạn là đừng quên bổ sung rượu trong phần gia vị tẩm ướp của món nướng. Chúng ta biết rằng, rượu vang đỏ có đầy đủ các chất chống oxy hóa, và điều này giúp giảm bớt tác hại của đồ nướng như đã nói ở mục trên. Vì lý do đó, nó xứng đáng góp mặt trong phần gia vị ướp. Theo một nghiên cứu của Đại học Porto ở Bồ Đào Nha, ướp thịt bò trong rượu vang đỏ 6 giờ trước khi nướng làm giảm lượng chất gây ung thư đến 40% so với thịt bò không được ướp.
3. Tắt bếp
Tưởng chừng như không liên quan nhưng “tắt bếp” cũng là điều mà bạn nên ghi nhớ khi đang muốn cắt giảm chất gây ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ cao hơn dẫn sự gia tăng HCAs. Vì vậy, cố gắng nướng thịt của bạn dưới 325 độ F (khoảng 168 độ C), đó là nhiệt độ mà HCAs bắt đầu hình thành. Để đảm bảo rằng bạn luôn duy trì được nhiệt độ nướng tối thiểu thì bạn nên đầu tư một nhiệt kế lò nướng.
Rau nướng cũng là một lựa chọn tuyệt vời khi bạn thích ăn đồ nướng với vì chúng vẫn mang hương vị “nướng” nhưng lại không chứa chất gây ung thư. Xen kẽ giữa rau và thịt nướng sẽ giúp bạn cắt giảm bớt lượng HCAs.
Mặc dù điều này nghe có vẻ không liên quan nhưng ướp thịt trong thời gian dài có thể làm giảm tỷ lệ chất chống oxy hóa trong nước sốt. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy ướp thịt trong nước sốt khoảng 5 tiếng đồng hồ trước khi nướng làm giảm các hoạt động chống oxy hóa trong nước sốt so với đồ ăn được tẩm ướp trong thời gian ngắn hơn. Ngoài ra, rưới thêm một chút nước sốt vào thịt ngay trước khi thưởng thức có thể tăng thêm chất chống oxy hóa cho món ăn của bạn.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025