6 công việc dễ gây đau tim
Ngồi lâu, ít vận động, công việc căng thẳng... là những yếu tố dễ khiến bạn mắc bệnh tim - (Ảnh minh họa)
Cũng như quá trình thay đổi từ lao động trực tiếp sang lao động trong các môi trường ảo, những nguy hiểm đối với người lao động đang thay đổi từ đau đớn về thể chất sang những nguy hại xảy ra đối với tinh thần.
Ttờ New York Times gần đây đã có một bài viết với tiêu đề “viết blog là một nghề nguy hiểm” sau khi có ba blogger nổi tiếng bị các cơn đau tim hành hạ.
Vậy, những công việc căng thẳng nhất dễ gây đau tim là gì?
- Công việc IT
Họ là những người bạn gọi đến khi máy tính bị lỗi, mạng Internet có vấn đề hay máy in bị kẹt? Họ dành cả ngày ở văn phòng, với máy móc mà ít khi có thời gian vận động.
Mỗi công ty thường chỉ có 1-2 nhân viên phụ trách công nghệ và họ phải chăm sóc toàn bộ hệ thống máy tính, hệ thống mạng... ở công ty. Công việc nhiều khiến họ dễ rơi vào trạng thái tinh thần căng thẳng, cộng thêm tính chất ít di chuyển của công việc, những người làm IT có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
- Lái xe buýt
Đây là nghề dễ bị tăng huyết áp bởi ít vận động lại hay bị căng thẳng. Người lái xe buýt luôn trong tình trạng thần kinh căng như dây đàn bởi luôn phải cảnh giác cao độ, tập trung quan sát để tránh tai nạn và giữ an toàn cho hành khách trên xe. Ngoài ra, người làm nghề này còn phải tiếp xúc nhiều với ô nhiễm, đó là những nguyên nhân khiến họ dễ bị bệnh về tim mạch.
- Môi giới chứng khoán
Những quyết định trong những giây ngắn ngủi trên bảng điện tử của sàn chứng khoán có thể khiến khách hàng của họ mất hàng ngàn, thậm chí hàng triệu USD. Dù có thể chỉ trong giây lát nhưng tác động của sự việc lại ở mức độ khủng khiếp mà bạn có thể không lường trước được. Những cơn đau tim, huyết áp tăng cao hay stress dài ngày sẽ đến như một điều hiển nhiên với những ai trong nghề này.
- Trung tâm dịch vụ khách hàng
Dịch vụ chăm sóc khách hàng là một trong những lĩnh vực khó khăn trong bất kì ngành công nghiệp nào, công việc của các nhân viên tại các trung tâm chăm sóc khách hàng nhiều lúc rơi vào tình trạng đặc biệt căng thẳng. Thông thường, khách hàng không gặp trực tiếp nhân viên chăm sóc nhưng qua điện thoại, họ lại có những câu nói khó nghe, thậm chí quát tháo, mắng chửi hay đe dọa.
Bởi vậy, những người làm trong lĩnh vực này dễ bị ức chế tâm lý và ảnh hưởng đến tim mạch.
- Nhân viên quầy bar
Việc cấm hút thuốc lá trong nhà hàng và quán bar nhiều khi khó thực hiện nên những nhân viên quầy bar và những người làm việc trong môi trường này có thể buộc phải vô tình hít khói thuốc lá của khách hàng, mà khói thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim. Thê vào đó là tiếng nhạc ồn ào, giờ giấc làm việc kéo dài chưa kể phải làm tăng ca... khiến nhân viên các quầy bar mệt mỏi.
- Công việc văn phòng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những công việc có khả năng ra quyết định thấp khiến mọi người cảm thấy họ có quyền kiểm soát ít hơn trong sự nghiệp. Mặc dù những công việc được xếp hạng cao hơn đi kèm với trách nhiệm nhiều hơn và do đó sự căng thẳng cũng nhiều lên nhưng một người có quyền tự chủ trong công việc cảm thấy có thể bỏ qua một số căng thẳng. Bên cạnh đó, nhân viên làm việc văn phòng thường ít vận động, hầu như 8 tiếng một ngày họ chỉ ngồi ở văn phòng.
Các công việc khác được khảo sát là những công việc căng thẳng hàng đầu bao gồm: các công việc thực thi pháp luật, dịch vụ xã hội, các nhà báo. Mặc dù tất cả các công việc này sẽ không hiển thị như là công việc có những trường hợp tử vong nhiều nhất, chúng vẫn là những nghề sẽ giết bạn vì một môi trường làm việc căng thẳng gây ra.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch
Bạn chỉ cần thêm 1 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
Ngón tay bị quặp, lòng bàn tay đổi màu đỏ lấm tấm hoặc nổi cục là biểu hiện khác thường mà bạn nên để ý.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính.
Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19
Covid-19 là một căn bệnh mới với nhiều biểu hiện phức tạp mà các nhà khoa học chưa biết đến.
Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch "phòng vệ trái tim" trước COVID-19
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà còn gây rối loạn chức năng tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương tim mạch nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025