6 lời khuyên dinh dưỡng cho bé phát triển lành mạnh
1. Dạy con thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ
Trẻ em Nhật đã quen với các loại thức ăn như thịt, cá, rau, cháo tách riêng chứ không trộn lẫn, nhằm giúp trẻ cảm nhận và phân biệt các loại mùi vị của thức ăn. Đến lứa tuổi tiểu học, trẻ cũng được cha mẹ chuẩn bị cho các hộp cơm từ nhà mang theo tới trường hoặc được nhà trường yêu cầu tham gia vào các hoạt động chuẩn bị cho bữa ăn trưa tại trường. Việc này giúp trẻ hiểu rõ trong khẩu phần ăn của mình có gì, khơi cảm hứng cho trẻ về việc tìm hiểu mùi vị, thành phần món ăn.
![](http://channel.vcmedia.vn/thumb_w/640/prupload/439/2016/01/img20160108155958072.jpg)
2. Khẩu phần ăn ít nhưng đa dạng thực phẩm
Khẩu phần ăn trong một bữa cơm của trẻ khá nhỏ, nhưng lại phong phú và đa dạng về thực phẩm từ màu nâu của thịt, màu vàng của cá, tôm tempura, trứng, màu xanh của rau, đậu nành, màu hồng của những lát gừng ngâm, màu trắng của cơm, đậu phụ… Việc này khiến cho trẻ không nhanh chán các món ăn, luôn có cảm giác ngon miệng, nếm được đa dạng hương vị các món ăn, nạp được đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết.
3. Ăn nhiều cá
Do đặc thù về địa lý, người dân Nhật Bản ăn nhiều cá biển hàng ngày trong các bữa ăn. Vì thế, bữa ăn của người Nhật có nhiều DHA, loại dưỡng chất rất quan trọng, giúp phát triển tế bào não và hệ thần kinh, đặc biệt là với trẻ em đang độ tuổi lớn. Ăn nhiều cá biển, trẻ em Nhật cũng rất thông minh và được cung cấp đủ dưỡng chất như canxi để phát triển chiều cao và mangan để nhớ lâu và phát triển các tế bào não.
4. Ít chế biến, giữ nguyên độ tươi và hương vị của thực phẩm
Với trẻ em Nhật Bản, các món ăn cũng được chế biến đơn giản dưới dạng luộc, hấp, nướng… để tránh làm biến đổi các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, đồng thời để trẻ dễ hấp thu và tiêu hóa.
5. Ăn đậu nành từ sớm
Đậu nành là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Nhật. Trong đậu nành có chứa Isoflavones, hoạt chất chống oxy hóa, giúp cơ thể con người phòng chống được nguy cơ một số bệnh ung thư. Điều này giúp người Nhật Bản có tỉ lệ mắc ung thư thấp nhất trên thế giới. Trẻ em ở Nhật Bản cũng được hấp thu Isoflavones từ khi còn nằm trong bụng mẹ qua chế độ ăn nhiều đậu nành của các bà bầu.
![](http://channel.vcmedia.vn/thumb_w/640/prupload/439/2016/01/img20160108155958230.jpg)
6. Cân bằng đạm động vật và thực vật
Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị, con người nên sử dụng một chế độ ăn uống cân bằng gồm 70% đạm động vật và 30% đạm thực vật hàng ngày để phòng chống các bệnh tim mạch và nhiều nguy cơ bệnh tật khác. Người Nhật Bản, đặc biệt là các em bé tiểu học tuân thủ nghiêm túc chế độ này. Đạm thực vật trong bữa ăn của người Nhật đến chủ yếu từ đậu nành và tảo biển, trong đó, đạm đậu nành chứa nhiều axit amin thiết yếu cho cơ thể con người, giúp trẻ hấp thu đạm tốt hơn. Đồng thời đạm đậu nành cũng chứa nhiều chất béo không bão hòa, giúp trẻ phòng chống được các nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm