6 thời điểm dễ phát sinh bệnh tim
6 thời điểm dưới đây được xem là dễ phát sinh bệnh nhất.
1. Khi bị cảm cúm
Kiệt sức, sốt, đau nhức đôi khi chưa thể xem là tồi tệ, nhưng mắc bệnh cảm cúm có thể làm tăng cơn đau tim gấp 4 lần sau 1- 3 ngày mắc bệnh.
Lý do, virus cúm kích hoạt phản ứng viêm gây tổn thương mạch máu. Bị mất nước làm cho máu đậm đặc, dễ phát sinh cục máu đông. Chưa hết, sốt có thể làm tăng nhịp tim, buộc tim phải làm việc gắng sức.
Vì vậy, khi bị cảm cúm kèm theo sốt, nhất là nhóm người có tiền sử mắc bệnh tim mạch như cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường… thì nên tư vấn bác sĩ để phòng tránh kịp thời.
Ảnh minh họa
2. Khi diễn ra sự kiện thể thao lớn
Tin hay không tùy mọi người, nhưng khi diễn ra những sự kiện thể thao trọng đại, như World Cup hay các kỳ thi đấu tương tự, các fan hâm mộ quá kích nếu thất vọng dễ bị bệnh tim, cảm xúc vượt xa tầm kiểm soát nên có thể dẫn đến đột tử.
Để giảm thiểu cơn đau tim, chuyên môn khuyến cáo các fan hâm mộ nên tư vấn bác sĩ để dùng aspirin hàng ngày, đồng thời bản thân tự kiểm soát cảm xúc và duy trì cảm xúc ở ngưỡng có lợi.
3. Ngày thứ Hai đầu tuần
Theo nghiên cứu, sau những ngày nghỉ cuối tuần, thứ Hai đi làm trở lại con người dễ rơi vào trạng thái buồn chán, trong khi đó áp lực công việc lại cao nên dễ bị nhồi máu cơ tim.
Căng thẳng trong tuần làm việc mới chính là thủ phạm làm tăng adrenaline và cortisol, tăng huyết áp và gây đông máu. Để giảm thiểu áp lực, mọi người nên thực hành 5-10 phút yoga buổi sáng hoặc ngồi thiền để tĩnh tâm. Đi bộ sau giờ ăn trưa cũng là điều rất tốt để giảm bớt căng thẳng.
4. Làm việc trong môi trường giá lạnh
Làm việc trong môi trường giá lạnh như xúc tuyết, cào tuyết … được xem là công việc không có lợi và nguy hiểm cho nhóm người mắc bệnh tim. Theo các nghiên cứu được thực hiện gần đây, khoa học phát hiện thấy các cơn đau tim thường diễn ra đối với những người bị bệnh cục máu đông đã được đặt stent tim sau khi lao động xúc tuyết.
Ngoài ra, nguy cơ nhồi máu cơ tim cũng dễ xảy ra đối với nhóm người hay chơi thể thao trong thời tiết giá lạnh. Vì lý do này, những người đã từng mắc bệnh tim nên mặc ấm, nghỉ ngơi khi trời lạnh, tăng cường uống nước, và không tham gia những công việc nặng nhọc trực tiếp dưới trời mưa tuyết lạnh.
5. Khi người thân qua đời
Các nhà khoa học tiến hành phân tích hàng ngàn ca đau tim ở Mỹ và phát hiện thấy: Rủi ro mắc cơn đau tim trong vòng 1 tuần khi người thân qua đời tăng đột biến. Một nghiên cứu khác ở Thụy Điển cũng phát hiện thấy kết quả tương tự.
Theo đó, cơn đau tim vẫn gia tăng trong nhiều năm sau cái chết của người thân. Nếu phải chịu sự mất mát, cô đơn và buồn chán do người thân qua đời thì hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ, bạn bè, và gia đình, không nên ngồi một mình ở nhà để gậm nhấm nỗi buồn, tự dày vò bản thân, như vậy sẽ làm cho tình thế trầm trọng hơn.
6. Sau thảm họa thiên tai
Trong ba tuần sau trận động đất 8,9 độ richter và sóng thần cướp đi hàng ngàn sinh mệnh người Nhật hồi năm 2011, tỷ lệ nhồi máu cơ tim tăng gấp 3 lần ở nhóm người sống sót so với tỷ lệ trung bình trong cộng đồng.
Phát hiện trên rất bổ ích, giúp cho người sống có những nhận thức đầy đủ hơn và giúp cho lĩnh vực y tế đưa ra giải pháp phòng tránh, khắc phục kịp thời nhất, hiệu quả nhất.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch
Bạn chỉ cần thêm 1 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
Ngón tay bị quặp, lòng bàn tay đổi màu đỏ lấm tấm hoặc nổi cục là biểu hiện khác thường mà bạn nên để ý.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính.
Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19
Covid-19 là một căn bệnh mới với nhiều biểu hiện phức tạp mà các nhà khoa học chưa biết đến.
Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch "phòng vệ trái tim" trước COVID-19
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà còn gây rối loạn chức năng tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương tim mạch nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025