6 triệu ca mắc tiêu chảy liên quan đến thiếu nước sạch

Gần 50% dân số chưa được quan tâm đến chất lượng nước sạch
Tại hội nghị Tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế trong công tác kiểm soát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt diễn ra ngày 25/3 tại Hà Nội, GS Long cho biết, trong năm 2014, Bộ Y tế đã tổ chức kiểm tra đột xuất chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng... Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu không đạt phổ biến là các chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng clo dư thấp, hàm lượng amoni, nitrit, nitrat cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Cụ thể, báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát định kỳ chất lượng nước trên cả nước cho thấy, 21,6% số cơ sở cấp nước từ 1 nghìn mét khối 1 ngày đêm trở lên không đạt vệ sinh chung. Tỷ lệ này ở các cơ sở cấp nước dưới 1 nghìn mét khối 1 ngày đêm là 27,4%. Một số chỉ tiêu không đạt thường gặp như: nhiễm vi sinh và chất hữu cơ liên quan đến ngập lụt ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long; Chỉ tiêu Clo dư thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Một số trạm cấp nước quy mô nhỏ sử dụng nước ngầm của một số tỉnh, thành phố có chỉ tiêu asen không đạt tiêu chuẩn cho phép do khả năng xử lý asen trong nguồn nước ngầm chưa đảm bảo.
Như trong năm 2014, khi kiểm tra tại Trạm cấp nước Mỹ Đình 2 thì phát hiện mẫu nước nhiễm asen, còn tại bể chứa nước tại khu đô thị Nam Đô có hàm lượng clo dư thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.
Theo bà Mai Thị Liên Hương, Phó Cục trưởng, Cục Hạ tầng và kỹ thuật, Bộ Xây dựng, trên thực tế có đến một nửa dân số Việt Nam chưa được quan tâm đến chất lượng nước sạch. Thực tế, Việt Nam đang đạt tỷ lệ 80% dân số đô thị được cung cấp nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế, 85% dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh nhưng chỉ khoảng 42% đạt quy chuẩn của Bộ Y tế.
Trong khi đó, nước là một yếu tố vô cùng quan trọng liên quan đến sức khỏe cộng đồng. GS Long cho biết, thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy mỗi năm trên toàn cầu có 4 tỷ ca mắc bệnh tiêu chảy và 1,5 triệu ca tử vong do bệnh tiêu chảy vì nước không an toàn, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân kém. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 250.000 người bị mắc bệnh tiêu chảy cấp phải nhập viện. Tình trạng thiếu nước sạch hàng năm gây ảnh hưởng tới ít nhất 1 triệu người Việt Nam và thống kê trong 4 năm qua, có tới 6 triệu trường hợp mắc bệnh liên quan tới thiếu nước sạch, ước tính chi phí cho y tế là khoảng 20 triệu USD.
Đẩy mạnh truyền thông đến từng người dân
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, hiện nay việc xử lý, quản lý chất lượng nước ở các vùng miền, khu vực trong cả nước còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các bộ ngành cần tăng cường phối hợp trong việc rà soát các văn bản pháp luật và các tiêu chí để quản lý chất lượng nước. Đồng thời cần phối hợp chặt chẽ, có lộ trình và phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn trong thời gian tới, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ tiếp tục quan tâm tư vấn, tài trợ nhiều dự án cấp nước thiết thực, hiệu quả tại Việt Nam.
“Tôi đề nghị tăng cường phối hợp giữa Trung ương với địa phương, giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, nếu có thể được thì giữa chính các nhà tài trợ với nhau. Có rất nhiều mô hình tốt chúng ta có thể chia sẻ, rút kinh nghiệm được và những dự án sẽ tốt hơn; Sẽ tiếp tục giao trách nhiệm hơn nữa cho ngành y tế, là người giữ sức khỏe cho dân, đề nghị Bộ Y tế trong quá trình theo dõi cần thống kê lại kết hợp với các dự án, xem những đặc thù và có những cơ chế, hướng dẫn cho từng vùng miền, từng loại dự án. Đề nghị truyền thông phải đổi mới và có một định hướng truyền thông".
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, một vấn đề quan trọng không kém là tuyên truyền về nước sạch đến từng người dân, thay đổi nhận thức của nhân dân về vấn đề này. Bởi nước là một sản phẩm rất đặc biệt, tất cả mọi người đều ăn uống, uống nước hàng ngày. Năm 2014, trong trong chương trình an toàn thực phẩm lần đầu tiên nước được đưa vào là một thành tố. Việc tăng cương kiểm tra quy chuẩn, quy trình, kiểm tra tất cả để sản phẩm nước ra cho dân là tốt. Bất kể nước đấy là từ hộ gia đình, nhà máy, hay từ nông trại.
“Năm ngoái, khi Bộ Y tế tổ chức đi kiểm tra (trước đây cũng có làm chứ không phải không làm), nhưng mà không thành trọng tâm, nhân dân rất là ủng hộ. Nhân dân hi vọng không phải là chiến dịch lên rồi thôi mà từ nay việc kiểm tra này là thường xuyên để người dân uống nước thì không lo bị ung thư, không lo bị nhiễm thuốc độc tích tục trong người và tôi cho rằng cần phải tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch này.
Ngày xưa mình nghèo mình làm gì đòi hỏi nước sạch, bây giờ khá hơn, phải đổi mới tuyên truyền này, phải thay đổi nhận thức của từng người dân. Tôi rất đồng tình việc làm sao để người dân phải ý thức được. Trước đây, khi mà khó khăn, còn đói nghèo chúng ta chưa quan tâm đến nước sạch nay có điều kiện rồi thì phải quan tâm đến. Phải tuyên truyền cho dân nước không đảm là rất độc hại thì người dân rất có ý thức. Bộ y tế là cơ quan đầu mối, cần rà lại rồi đưa ra định hướng truyền thông tới đây, làm sao để người dân thấy việc giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nước sạch chính là giữ cho chính mình, cho sức khỏe của chính mình", Phó Thủ tướng phát biểu.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025