7 cách để tránh say tàu xe
Khi cơ thể tròng trành theo chuyển động của xe, các kênh ở tai trong sẽ báo cho não rằng bạn đang chuyển động. Nhưng nếu bạn nhìn vào lưng ghế phía trước, là thứ khá đứng yên thì mắt sẽ nói cho não rằng bạn không di chuyển. Khi não nhận được tín hiệu trái chiều từ các cơ quan cảm nhận khác nhau, mọi thứ sẽ không ăn khớp và kết quả là bạn bị say xe.
Mặc dù có một số thuốc như Dramamine và các thuốc kháng histamin khác có thể giúp ngăn ngừa say tàu xe, song chúng cũng có một số các tác dụng phụ, như buồn ngủ, khô miệng, nhìn mờ và táo bón. Hãy thử những mẹo dưới đây để thay cho thuốc:
![](https://dantri4.vcmedia.vn/k:2016/say-xe-28116-1453955660042/7-cach-de-tranh-say-tau-xe.jpg)
1. Không ăn quá no trước chuyến đi
Ăn chút gì đó trước một chuyến đi xa là điều tốt, nhưng đừng sa vào bữa ăn thịnh soạn nhiều dầu mỡ trước lúc khởi hành.
Càng có nhiều đồ ăn trong dạ dày thì càng có khả năng bạn sẽ bị say và tống hết chúng ra ngoài. Thay vào đó, hãy chọn bữa ăn nhẹ giàu dinh dưỡng, hoặc những món ăn vặt giàu protein như các loại hạt có vỏ cứng hoặc sữa chua thường.
2. Uống nhiều nước
Nước rất quan trọng đối với trong cơ thể, bao gồm cả việc giúp đồng bộ hóa mọi hoạt động. Đó là lý do tại sao uống đủ nước là điều rất quan trọng trước mỗi chuyến đi xa.
Chưa ai biết chính xác là bổ sung đủ nước giúp ngăn ngừa say tàu xe như thế nào, nhưng chắc chắn là nó có tác dụng.
3. Lái xe hoặc luôn nhìn đường mỗi khi có thể.
Cực kỳ hiếm khi bị say xe trong khi lái xe bởi vì mắt sẽ luôn tập trung về phía trước, báo cho não bộ biết rằng bạn đang di chuyển. Nhưng nếu ngồi ở ghế sau, nhiều khả năng bạn sẽ được nhìn vào gáy của lái xe, làm cho bạn dễ bị say hơn. Do đó khi ngồi trên xe hãy cố gắng luôn nhìn đường và phong cảnh ở phía trước. Luôn nhìn ra chân trời, dù đang đi xe hay đi thuyền, là cách để giúp bạn khó bị say hơn.
4. Luôn mở mắt
Nếu bạn là một trong những người có thể đánh một giấc trên băng ghế sau xe hoặc trên tàu mà không gặp vấn đề gì, thì xin chúc mừng. Nhưng đối với nhiều người, nhắm mắt để cố ngủ trong khi đi xe là một cách chắc chắn để bị say.
Ngay cả khi mắt đã nhắm, chúng vẫn gửi đi thông điệp rằng bạn đang đứng yên, trong khi những cơ quan cảm nhận khác lại không nói với não như vậy. Do đó nhắm mắt khi đi xe có thể khiến bạn gặp rắc rối.
5. Không đọc sách báo
Một số người không gặp vấn đề gì khi đọc sách lúc đang đi xe, trong khi những người khác thậm chí không thể lướt qua được một trang tạp chí mà không thấy buồn nôn. Nếu dễ bị say tàu xe, thì đọc sách báo là một trong những việc tệ nhất bạn có thể làm. Trong khi đọc, mắt sẽ nhìn xuống, tập trung vào một điểm cố định, và không nhận ra là cơ thể đang chuyển động.
Nếu có ý định đọc để giết thời gian, hãy làm theo những đợt. Ví dụ, đọc trong 10 phút, sau đó đặt sách xuống và nhìn thẳng về phía trước một vài phút để định thần lại trước khi cầm quyển sách lên.
6. Uống gừng trước khi đi
Củ gừng là một vị thuốc cổ truyền để điều trị buồn nôn, và các nghiên cứu đã cho thấy nó cũng giúp ích cho người bị say tàu xe. Cách dễ nhất là uống viên gừng hoặc bột gừng khoảng 30 phút trước khi khởi hành. Ngay cả kẹo gừng cũng có tác dụng, mặc dù có thể không hiệu quả bằng gừng củ.
7. Day bấm huyệt
Ấn huyệt Nội quan (đo từ điểm giữa nếp lằn cổ tay mặt gan tay lên 5cm về phía cẳng tay), và giữ khoảng vài phút có thể giúp giảm buồn nôn . Hoặc thử một loại băng đeo cổ tay ấn huyệt như Sea-Band, đeo vừa khít với cổ tay và có một nút bằng nhựa ép vào huyệt Nội quan. Những loại băng đeo này có giá rẻ, dùng được nhiều lần và không có tác dụng phụ.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.