7 cách phòng ngừa bệnh ung thư phổi từ sớm mà ai cũng nên biết
Ung thư phổi là một bệnh lý rất khó nhận biết và thường được phát hiện muộn, khi khối u đã đi đến giai đoạn di căn. Những người mắc bệnh ung thư phổi nếu không được chữa trị sớm sẽ chỉ sống thêm được khoảng từ 6 tháng - 1 năm. Mặc dù, bệnh ung thư phổi thường gặp nhiều hơn ở nam giới, những người hút thuốc lá thường xuyên, tuy nhiên, tỷ lệ người trẻ không hút thuốc lá mắc bệnh đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Do vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ những biện pháp phòng tránh bệnh ung thư phổi từ sớm để giảm bớt nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Dừng hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá
Khói thuốc lá có chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, trong số đó có cả những chất gây ung thư. Việc hút thuốc lá thường xuyên không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn mà còn lây lan sang cả những người xung quanh. Bởi những người hít phải khói thuốc lá cũng dần dần bị ảnh hưởng và dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi về sau. Vậy nên, bạn cần chủ động dừng ngay thói quen hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với những nơi có khói thuốc độc hại.
Ăn uống lành mạnh
Để phòng ngừa bệnh ung thư phổi từ sớm, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với nhiều rau xanh, trái cây giúp cung cấp đủ vitamin và các khoáng chất thiết yếu nhằm giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, đồng thời hỗ trợ cơ thể đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Một số loại thực phẩm bạn nên tích cực ăn là bông cải xanh, cà chua, việt quất, ngũ cốc nguyên hạt...
Tránh xa nguồn không khí ô nhiễm
Ô nhiễm không khí từ nước thải sinh hoạt, khói bụi xe cộ... hàng ngày đều có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Do đó, bạn cần chú ý vệ sinh nơi ở hàng ngày, sử dụng các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp như đeo khẩu trang, mặc áo chống nắng khi tham gia giao thông.
Hạn chế tiếp xúc với hóa chất tại nơi làm việc
Nếu đặc thù công việc của bạn phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại thường xuyên thì nên chú ý thực hiện theo đúng những chỉ dẫn an toàn. Có hơn 40 chất là tác nhân gây ung thư liên quan đến môi trường làm việc như amiăng, crôm, niken... và việc tiếp xúc thường xuyên mà không có phương pháp bảo vệ nào rất dễ làm tăng nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư phổi.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra mức khí radon trong nhà của mình. Radon được biết tới là một chất khí phóng xạ đặc biệt nguy hiểm và có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Nó được hình thành từ uranium phân hủy tự nhiên, trong khi đó, uranium lại xuất hiện trong đất, nước, hay đá ở chính ngôi nhà của bạn.
Tập thể dục thường xuyên
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, việc tập luyện hàng ngày cũng giúp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Mặt khác, cân nặng dư thừa lại có liên quan mật thiết tới nhiều loại bệnh ung thư khác nhau. Vậy nên, việc tập thể dục đều đặn sẽ vừa giúp kiểm soát cân nặng hợp lý, vừa tăng cường sức khỏe và chống lại căn bệnh ung thư phổi.
Hạn chế sử dụng rượu bia
Rượu nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến rất nhiều bệnh lý nguy hại, trong đó có cả ung thư phổi. Khi bạn cứ vô tư uống rượu bia thường xuyên thì những chất độc hại sẽ dần dần ngấm vào phổi và làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh. Do đó, bạn cần chú ý hạn chế việc sử dụng những loại đồ uống này để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ
Ngoài những cách phòng ngừa trên, bạn cũng nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm, nhất là với những người hút thuốc lá thường xuyên, người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi... Có rất nhiều phương pháp chụp CT, X-quang, xét nghiệm máu... thời nay giúp bạn phát hiện được ra căn bệnh ung thư phổi ngay từ sớm, kể cả khi chưa có những triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Nhờ việc khám sức khỏe này, bạn sẽ tầm soát được căn bệnh ung thư phổi để kịp thời có phương pháp chữa trị giúp đạt hiệu quả cao.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh