7 lời khuyên giúp phòng tránh các bệnh do lối sống
Bệnh do lối sống là những vấn đề về sức khỏe, như là tình trạng đi kèm, một kết quả không mong muốn song hành với lối sống hiện đại của chúng ta. Những bệnh này bao gồm béo phì, ung thư, tiểu đường, bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, cholesterol máu cao, và các vấn đề về tiêu hóa. Một số bệnh là nguyên nhân dẫn đến bệnh khác hoặc là góp phần làm cho bệnh do lối sống khác phát triển.
Vì vậy, bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh này? Bạn có thể làm gì để đảo ngược tình trạng này nếu bạn đã bị bất kỳ bệnh lối sống nào trong các bệnh kể trên đây ?
Dưới đây là 7 lời khuyên để bạn có một chế độ ăn uống hợp lý và lối sống tốt cho sức khỏe giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, đồng thời là lời khuyên để kiểm soát các bệnh này tốt hơn khi bạn không may mắc phải..
1. Hạn chế chất béo và dầu
Loại trừ hoặc giảm chất béo và các loại dầu từ chế độ ăn uống của bạn. Chế độ ăn của chúng ta mà ít dầu mỡ sẽ tránh được nhiều bệnh được đề cập ở trên. Điều quan trọng là bạn phải cố gắng giảm bớt lượng dầu mỡ trong các thức ăn chiên xào càng nhiều càng tốt. Vậy làm cách nào để món ăn vẫn thơm ngon trong khi dùng ít dầu mỡ như vậy? Câu trả lời chính là bạn hãy thử chiên thực phẩm bằng phần mỡ tự nhiên mà bản thân của nó đã có. Nhiều loại thực phẩm có chứa các loại chất béo tự nhiên như thịt gà và nhiều loại cá, nhiều đến mức mà người ta có thể xào rán những thứ này bằng các loại dầu tự nhiên của riêng nó chứ không cần phải bổ sung thêm.
2. Cắt giảm việc ăn vặt hoặc ăn đồ ăn nhanh bên ngoài
Bạn cần giảm sử dụng đồ ăn nhanh. Ăn thức ăn chế biến từ nhà mình là một cách để đảm bảo bạn biết những gì bạn đang ăn. Chúng ta đều phải có trách nhiệm để chăm sóc sức khỏe của chúng ta, và cả sức khỏe con em của chúng ta nữa.
Khi bạn ra ngoài ăn, bạn không biết các thực phẩm đã được chuẩn bị, được làm như thế nào, bao nhiêu chất béo đã được thêm vào nó, dù có hoặc không cho thêm chất béo bão hòa, chất béo dạng trans, các loại dầu đã được chiên rán bao nhiêu lần, đã bị oxy hóa chưa, những loại dụng cụ nấu các loại thực phẩm đã được chuẩn bị sạch sẽ hay không .v.v. Bạn rất khó bảo đảm những điều đó, chưa kể thức ăn đó hợp vệ sinh đến đâu là dấu hỏi lớn.
Đó là một số lý do để bạn hạn chế việc ăn uống ở bên ngoài, điều quan trọng là bạn phải cố gắng để đảm bảo rằng đây không phải là một lối sống tốt cho sức khỏe hoặc thói quen tốt hàng ngày, nếu bạn quen với việc đó thì nên hạn chế càng sớm càng tốt. Cố gắng đảm bảo phần lớn các loại thực phẩm bạn và gia đình ăn là thứ được chuẩn bị và sử dụng ở nhà của bạn.
3. Tăng sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật và đảm bảo đủ lượng chất xơ hằng ngày
Cố gắng ăn một chế độ có nhiều chất xơ hoặc một chế độ ăn có nhiều món từ thực vật. Thay đổi sang một chế độ ăn uống có nhiều chất xơ hay chế độ ăn nhiều món từ thực vật, cùng với việc cắt giảm thịt đỏ đem lại những lợi ích rất lớn. Những lợi ích đó là: điều này không chỉ giúp giảm các vấn đề tiêu hóa, làm giảm các vấn đề về cholesterol, giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn, mà còn tạo thuận lợi cho việc giảm cân, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, sỏi thận như các khuyến cáo gần đây của WHO và các bác sỹ chuyên khoa trên thế giới. Một chế độ ăn nhiều chất xơ bao gồm rau quả, trái cây, bất cứ điều gì được trồng từ thực vật, các loại hạt và ngũ cốc.
4. Cắt giảm lượng muối ăn
Khoa học đã chứng minh thói quen ăn nhiều muối liên quan mật thiết với bệnh tăng huyết áp, bệnh thận và nhiều bệnh khác. Vì vậy, hạn chế dùng muối. Cắt giảm muối sẽ làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
5. Tập thể dục là quan trọng
Luyện tập thể dục đều đặn. Tập thể dục rất là quan trọng và phải được thực hiện nghiêm túc. Dù bận rộn đến đâu cũng nên dành ít nhất 3 buổi 1 tuần cho việc tập thể dục thể thao, mỗi buổi như thế ít nhât 30 phút, tập gì cũng được miễn là phù hợp với bạn nhất, làm thế nào để ra mồ hôi trong quá trình tập sẽ có hiệu quả cao hơn.
Một lối sống ít vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe và bệnh tật. Tập các bài tập tốt cho tim và chạy bộ, đi bộ nhanh là hình thức tập thể dục tốt giúp giảm nguy cơ bệnh tật và giúp có một trái tim khỏe mạnh.
6. Uống nước
Uống nhiều nước. Cơ thể chúng ta cần nước để hoạt động bình thường. Uống đủ nước thì cơ thể mới thải các chất cặn bã, chất dư thừa độc hại ra khỏi cơ thể tốt được. Thông thường phải uống 35-40 ml nước (tính cả nước trong thức ăn) cho 1kg cân nặng, nghĩa là bạn phải đưa vào cơ thể 2 lít nước mỗi ngày khi bạn nặng 50kg. Các chuyên gia y tế khuyên là nên sử dụng một chai (ví dụ loại 1 lít) để đựng nước uống, và mỗi ngày nhiệm vụ của bạn là uống hai chai đó. Làm như vậy giúp để bạn đo lường những gì bạn đã uống và cần phải uống bao nhiêu nữa cho đủ. Thông thường chúng ta quên việc uống nước một cách vô tình và chỉ uống khi khát – khi khát là báo hiệu cơ thể đã bị thiếu nước rồi. Bằng cách đó giúp chúng ta không bị quên. Trong các trường hợp ra nhiều mồ hôi thì phải uống nhiều hơn nữa. Nếu không biết chính xác bạn cần uống bao nhiêu thì điều chỉnh bằng cách đảm bảo nhìn thấy nước tiểu của bạn trong hoặc hơi có màu vàng nhạt, không để nước tiểu đục hoặc vàng đậm. Đó còn là một cách để phòng sỏi thận và tái phát sỏi thận hiệu quả.
7. Sử dụng dụng cụ chế biến khôn ngoan
Hãy thử sử dụng "dụng cụ nấu nướng lành mạnh" cho phép việc nấu ăn không có dầu hoặc dầu rất ít. Trong nhiều trường hợp, một bình xịt dầu phun một chút với lượng calo ít ỏi vào nồi chảo chống dính .v.v. có thể thay thế cho việc rót nhiều dầu mỡ vào dụng cụ thông thường (thói quen của nhiều người là cho nhiều dầu mỡ để không bị cháy, dính .v.v.). Cắt giảm dầu mỡ từ chế độ ăn uống của bạn giúp việc làm giảm nguy cơ cholesterol cao, béo phì và các bệnh liên quan lối sống khác.
Sống khỏe là điều hầu như ai cũng mong muốn, thông qua các thói quen lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh và đối phó hiệu quả hơn với các bệnh lối sống!
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.