7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trong những năm đầu đời, não bộ và trí tuệ của trẻ phát triển rất nhanh. Trên thực tế, não của trẻ em đạt 80% trọng lượng não của người lớn vào thời điểm chúng được 2 tuổi và tiếp tục phát triển cho đến tuổi vị thành niên.
Khi não bộ bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao này, chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Ở tuổi mới biết đi, nếu không nhận được các chất dinh dưỡng phù hợp, sự phát triển nhận thức của trẻ sẽ bị hạn chế. Điều này ảnh hưởng trí nhớ, sự chú ý và khả năng học hành sau này.
Có một số dưỡng chất đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển và hoạt động của não bộ của trẻ ở những năm đầu đời. Theo khuyến nghị của Ủy ban Dinh dưỡng của Học viện Nhi khoa Mỹ, các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não ở trẻ mới biết bao gồm choline, folate, i-ốt, sắt, axit béo omega-3, chất đạm, kẽm và các vitamin A, D, B6, B12.
Dưới đây là các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng:
Trứng
Trứng thường là món khoái khẩu của trẻ nhỏ. Có nhiều chất dinh dưỡng tăng cường trí não trong trứng gồm choline, vitamin B12 và protein. Choline đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bình thường của não bộ và có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức. Trẻ em từ 8 tuổi chỉ cần ăn hai quả trứng mỗi ngày để nhận được đầy đủ lượng choline cần thiết.
Hải sản
Cá béo và các loại hải sản khác cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của não bộ như protein, kẽm, sắt, choline, i-ốt và axít béo omega-3. Tuy nhiên, bạn lưu ý tránh cho trẻ ăn hải sản chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ và cá kiếm. Tiêu thụ quá nhiều thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của trẻ. Thay vào đó, bạn hãy chọn các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp như tôm, cá hồi, cá rô phi, cua hoặc cá tuyết. Trẻ em dưới 3 tuổi có thể sử dụng khẩu phần 30 gram của các hải sản này từ 2-3 lần một tuần.
Các loại rau chứa nhiều sắt và folate, rất cần thiết để phát triển khả năng nhận thức, trí nhớ và học tập của trẻ. Ảnh: Freepik
Rau xanh
Các bậc cha mẹ nên tìm cách cho con ăn các loại rau lá xanh, như rau chân vịt và cải xoăn, bằng cách chế biến chúng thành nước sinh tố và nước sốt mì ống. Hai loại rau này là nguồn cung cấp sắt và folate tuyệt vời. Nghiên cứu cho thấy trẻ nhận đủ lượng folate có xu hướng nhận thức tốt hơn trẻ thiếu chất dinh dưỡng này. Trong khi đó, sắt thúc đẩy sự phát triển của vùng hải mã, phần não chịu trách nhiệm về học tập và trí nhớ.
Thịt bò nạc
Là nguồn cung cấp dồi dào kẽm và sắt, thịt bò nạc được coi là thực phẩm bổ não. Sắt đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ vì chúng dễ bị thiếu máu (nồng độ sắt trong máu thấp). Gần 1/10 trẻ em Mỹ từ 3 tuổi trở xuống bị thiếu sắt, một tình trạng có thể góp phần gây khó khăn trong học tập và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Sữa chua
Chứa các chất dinh dưỡng như protein, kẽm, choline và i-ốt, sữa chua không đường cũng hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ em. Trẻ cần i-ốt để sản xuất hormone tuyến giáp, vốn rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ và các quá trình thần kinh. Ngay cả tình trạng thiếu i-ốt nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức tổng thể và khả năng suy luận.
Các loại hạt
Các loạt hạt và bơ có thể được chế biến thành bữa ăn nhẹ chứa nhiều protein, kẽm. Hai chất này giúp não bộ khỏe mạnh và phát triển trí nhớ dài hạn. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, làm suy giảm trí nhớ và khả năng học hỏi. Ăn các loạt hạt có thể gây nghẹn, vì vậy, hãy uống kèm thêm nước khi ăn.
Các loại đậu
Các loại đậu cung cấp một số chất dinh dưỡng có lợi cho não đang phát triển, gồm kẽm, protein, sắt, folate và choline. Một số loại đậu như đậu thận, đậu rằng (pinto) và đậu nành chứa một lượng lớn axit béo omega-3.
Omega là dưỡng chất rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển não bộ của trẻ, bởi trong chất xám của não hầu hết là acid béo omega. Trong omega có ALA (axit alpha linolenic), DHA (axit docosahexaenoic) và EPA (axit eicosapentaenoic). DHA và EPA tham gia hình thành cấu trúc và chức năng não bộ. ALA là một chất béo chỉ có trong thực vật, khi cơ thể hấp thu sẽ chuyển hóa thành DHA và EPA, vì thế cũng rất tốt cho sự phát triển não bộ.
Lưu ý, ALA chỉ có trong omega thực vật mà omega động vật không có. Khi bổ sung omega thực vật sẽ giúp cơ thể bé có được 3 chất béo thiết yếu này cho não, hỗ trợ não bộ phát triển một cách tối ưu.
Đối với trẻ ăn chay, sắt và protein trong đậu là sự lựa chọn thay thế tuyệt vời cho các chất này từ thịt.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Thực phẩm không nên ăn vào bữa sáng
Để đảm bảo sức khỏe bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây vào buổi sáng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030
- Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024