8 cách chữa bệnh không dùng thuốc, đạt hiệu quả cao
Tăng độ ẩm
Đây là căn bệnh khá phổ biến diễn ra ở nhiều nơi, thay vì dùng các loại thuốc chữa cúm người ta có thể dùng thiết bị khống chế độ ẩm (humidifier) để tầm soát độ ẩm trong phòng. Thiết bị này được xem là vũ khí lợi hại chống lại các loại cúm, kể cả cúm gia cầm mà không phải dùng thuốc tamiflu. Đơn giản, virut gây bệnh cúm phát triển rất mạnh và tồn tại rất lâu trong môi trường không khí khô, nhưng khi độ ẩm tăng lên chúng sẽ tự biến mất. Theo nghiên cứu nếu thiết bị này trong phòng ngủ đặt ở chế độ ẩm 50%, nhất là các thiết bị có khả năng phát ra các tia UV diệt khuẩn hoặc có bạc trong bộ phận lọc của máy thì khả năng tồn tại của khuẩn giảm đi rất nhiều. Ngoài ra nó còn làm cho con người dễ chịu, không bị mắc các loại bệnh khác kể cả bệnh ngoài da.
Mật ong tự nhiên
Thay vì dùng sirô, người ta có thể dùng mật ong để thay thế. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí y học ADAM của Mỹ số tháng 5/2012 thì mật ong còn tốt hơn cả robitussin hoặc các loại thuốc giảm ho khác. Kết luận trên được dựa vào nghiên cứu dài kỳ do Đại học Penn State thực hiện. Theo nghiên cứu, mật ong tự nhiên, nhất là mật ong thẫm màu có chứa nhiều chất chống ôxy hoá so với mật ong nuôi có màu sáng, nhất là hợp chất có tên dextromethorphan (DM), có tác dụng giảm rủi ro bệnh tim mạch và ung thư. Khi bị ho nên dùng 2 thìa cà phê vào lúc trước khi đi ngủ hoặc trước lúc đi làm. Không chỉ làm giảm ho, mật ong còn có tác dụng giảm viêm họng và long đờm.
Tập yoga
Thay vì dùng thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofen, aspirin hoặc acetaminophen), khi đau lưng (thắt lưng) nên luyện tập, nhất là tập yoga, đặc biệt với bài viniyoga (trọng tâm đến thở sâu). Nếu dùng tân dược sẽ có nhiều nguy cơ gặp phản ứng phụ gây tổn thương đến dạ dày, đường ruột do dùng thuốc kháng viêm NSAID gây ra. Thậm chí, sau 3 tháng ngưng thuốc, cơn đau lại tái diễn. Theo nghiên cứu của Viện Y học Seatle thì những người có thói quen tập 15 - 30 phút yoga/ngày không chỉ giảm được đau lưng mà còn làm cho sức khỏe tâm thần được cải thiện, hạn chế được chi phí cho việc mua thuốc.
Để mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh đau đầu, các chuyên gia ở Đại học California Mỹ khuyến cáo mọi người nên hạn chế dùng thuốc chống đau và tăng cường giấc ngủ, nhất là những người thường xuyên bị đau đầu (trên 15 ngày/tháng). Cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu vì sao con người lại mắc phải căn bệnh này và thường được bác sĩ kê đơn dùng thuốc trong đó có chứa các hoạt chất như aspirin, acetaminophen và caffeine. Nếu không hợp thuốc, nên bỏ thuốc hoặc giảm liều hoặc chuyển sang liệu pháp tăng cường giấc ngủ, giúp não làm việc tốt hơn.
Liệu pháp thức tỉnh tâm linh
Theo khuyến cáo của Đại học Exeter (Anh) thì thay vì dùng các loại thuốc chống trầm cảm, nếu mắc bệnh trầm cảm thể nhẹ nên dùng liệu pháp “huấn luyện lại” não bộ, hay còn gọi là liệu pháp giảm căng thẳng thần kinh bằng tâm linh tỉnh thức (Mindfulness-Based Cognitive Therapy - MBCT), có tác dụng làm cho tâm thức an bình để buông thả thể xác, một liệu pháp đơn giản trong chữa trị chứng căng thẳng thần kinh. Theo nghiên cứu được thực hiện gần đây cho thấy kỹ thuật MBCT có hiệu quả không kém gì thuốc chống trầm cảm trong việc ngăn ngừa bệnh trầm cảm tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh mà không để lại các phản ứng phụ. Kỹ thuật này chú trọng đến thở sâu, tĩnh tâm. Mỗi tuần ngồi thiền 2,5 tiếng trong thời gian 8 tuần liên tục.
Lập lại thói quen tốt
Các chuyên gia tâm lý Đại học Virginia Mỹ (UOV) vừa kết thúc nghiên cứu dài kỳ và phát hiện thấy thay vì dùng ambien, nhóm người mắc bệnh mất ngủ nên luyện thói quen ngủ cho phù hợp, hạn chế các chất kích thích, căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều. Theo nghiên cứu thì các loại thuốc ngủ đang mất dần tác dụng do cơ thể con người “kháng lại”, thậm chí nếu dùng dài kỳ sẽ không có lợi. Ví dụ, thường xuyên đi ngủ nhưng lên giường nằm đến 1 tiếng mới ngủ được thì nên làm công việc gì đó gần sát đến giờ hãy đi ngủ, lâu dần sẽ giúp cơ thể “gọi lại” thói quen vốn có và như vậy vẫn tốt hơn so với dùng thuốc.
Uống nhiều nước
Thay vì dùng nhóm thuốc nhuận tràng, người bệnh nên chuyển sang uống nhiều nước. Theo Viện Tiểu đường & Bệnh thận và tiêu hoá của Mỹ thì mỗi năm tại quốc gia này người ta bán được tới 725 triệu USD thuốc nhuận tràng, điều này cho thấy việc sử dụng nhóm thuốc trên là đáng báo động, nhất là khi dùng quá liều có thể “nhờn” thuốc dẫn đến không khỏi bệnh. Giảm dùng thuốc nhuận tràng nhưng tăng cường nước uống mỗi ngày, bắt đầu bằng 2 cốc nước sau khi thức dậy, nước có khá nhiều lợi ích giúp hệ thống ruột kết và tiêu hoá làm việc tốt hơn, làm mềm các thức ăn và cuối cùng giảm được bệnh táo bón. Ngoài ra nên tăng cường trái cây, rau xanh như táo, chuối... để giúp hệ thống tiêu hoá làm việc tốt hơn. Mỗi ngày nên uống đủ lượng nước tùy theo tuổi, nhiệt độ môi trường và điều kiện làm việc.
Sử dụng thiết bị lọc khí
Thay vì dùng dược phẩm nên sử dụng thiết bị lọc khí lắp trong phòng ở, bởi cả hai căn bệnh này là do cơ thể phản ứng với các chất gây bệnh có trong không khí, ngược lại, nếu không khí trong lành thì bệnh cũng sẽ thuyên giảm. Thiết bị lọc khí di động dùng cho các hộ gia đình có tác dụng rất lớn trong việc giảm dị ứng và hen ở con người. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Sức khỏe môi trường (EH) của Mỹ thì thiết bị kiểu này giảm được tới 55% chất gây dị ứng từ động vật cảnh và 75% chất gây dị ứng từ nấm. Tại Mỹ, một hệ thống thiết bị lọc không khí tại gia giá 900 -1200 USD hoặc một thiết bị di động giá 115 USD nhưng đổi lại nó có tác dụng rất lớn cho sức khỏe con người, nhất là trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh