8 cách để con thích thú hơn với việc ăn uống
Việc lo lắng về dinh dưỡng cũng như sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thì việc con biếng ăn lại càng khiến cha mẹ trở nên khốn khổ.
Hy vọng, vài bí quyết đơn giản sau sẽ giúp các mẹ tạo cho con thói quen ăn uống đúng mực.
1. Đừng “đuổi theo” để mời chào
Khi nuôi dạy con, bất kể bà mẹ nào cũng muốn con ăn ngoan, ăn giỏi và khỏe mạnh. Chính bởi lý do đó cho nên nhiều bà mẹ đã dùng đủ mọi cách để con ăn được nhiều hơn. Các mẹ dùng đủ mọi cách từ nài nỉ, dỗ dành đến nạt nộ và khi con khóc lóc thì buộc phải buông bát, dừng lại.
Tuy nhiên đây lại chính là hành động vô tình khiến con hình thành thói quen vào mỗi bữa ăn đều phải có cuộc “rượt đuổi” giữa con và mẹ. Vì thế, để đưa con vào khuôn khổ, khi trẻ từ chối ăn, mẹ hãy mặc kệ. Như vậy, dần dần thói quen mải chơi, quên ăn, quen được cưng nựng, vỗ về khi ăn ở trẻ sẽ hoàn toàn biến mất.
2. Lờ cơn thịnh nộ, thói nóng nảy của con
Khi cha mẹ ép con ăn, thông thường trẻ cũng sẽ tìm mọi cách để lẩn trốn. Thay vì ngoan ngoãn ngồi vào bàn và tự xúc cơm ăn, trẻ sẽ khóc, thậm chí bé sẽ gào lên khiến cả nhà không yên ổn.
Với hành động đó của trẻ, nếu vì muốn “yên cửa yên nhà cha mẹ đành thỏa hiệp, “chào thua” trẻ thì mãi mãi sẽ không thể đưa trẻ vào khuôn khổ. Bởi vậy, cha mẹ nên phớt lờ thói hờn dỗi, cơn thịnh nộ của con trong giờ ăn. Hãy để chúng khóc bên bàn ăn một, hai, ba lần, sau đó cha mẹ sẽ thấy trẻ quy củ đến giờ là ngồi vào bàn và tự động xúc cơm ăn.
3. Đừng nuông chiều
Dù các mẹ rất xót con, không muốn bữa ăn trở thành cực hình đối với trẻ. Tuy nhiên, dù trong lòng đang cảm thấy thế nào đi chăng nữa thì các mẹ cũng không nên nuông chiều trẻ. Hãy để con ngồi vào bàn và ăn những gì thuộc về khẩu phần của chúng.
Đừng chiều chuộng theo kiểu bật tivi, đi vòng quanh khu phố... theo sở thích thì con mới chịu ăn. Vì tất cả những điều đó sẽ biến trẻ thành đứa con cứng đầu hơn!
4. Để cho trẻ cảm nhận được sự khó chịu của cơn đói
Một vài người có thể cho rằng đó là hành động “độc ác” hoặc vô cảm. Tuy nhiên con bạn sẽ không thể nào nhận ra vấn đề nếu chưa một lần trải qua cảm giác khó chịu của cơn đói. Vì thế khi trẻ từ chối ăn, các mẹ có thể đồng ý và không “tiếp tế” cho trẻ bất cứ thứ gì sau đó. Lúc này, chắc chắn trẻ sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc ăn uống.
5. Là tấm gương tốt cho con
Nếu bạn là người kén ăn thì bạn cũng không thể mong con của mình thấu hiểu và chấp nhận kiểu cách cũng như thói quen ăn uống mà chúng không thích. Bởi vậy, hãy trở thành tấm gương tốt và cho trẻ trực tiếp thấy thói quen ăn uống tốt của cha mẹ. Vì chỉ có thế, những điều bạn nói đều có giá trị và trẻ sẽ noi gương thói quen ăn uống tốt của cha mẹ.
6. Biến bữa ăn thành thời khắc vui vẻ
Khi bạn muốn con nghe lời và ngoan ngoãn ăn cơm, bạn đừng bao giờ biến bàn ăn thành nơi mắng mỏ và thuyết giảng trẻ liên tục. Điều này sẽ dẫn đến cái nhìn tiêu cực của trẻ về khoảng thời gian ăn uống. Bởi vậy, để con thấy bữa ăn thực sự là điều thú vị, hãy làm cho nó trở nên vui vẻ. Ví dụ cha mẹ có thể chơi trò thi xem ai ăn nhanh và ngoan hơn...
7. Trình bày thức ăn trực quan hấp dẫn
Các mẹ có thể chế biến các món ăn và xếp chúng thành các biểu tượng mặt cười hoặc hình thù ngộ nghĩnh. Sự sáng tạo này của mẹ sẽ thu hút sự tò mò và quan tâm của trẻ. Nhìn những món ăn bắt mắt, chắc chắn trẻ cũng muốn xem chúng ngon như thế nào.
8. Thay đổi khẩu vị, chế độ ăn uống thường xuyên
Trẻ sẽ rất dễ chán và không muốn ăn những thứ được chế biến cùng công thức hết ngày này qua ngày khác. Vì thế, nếu các mẹ muốn con tự giác ngồi vào bàn ăn và thưởng thức các món ngon lành thì hãy thường xuyên thay đổi khẩu vị, cách chế biến trong chế độ ăn uống của con.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản