8 loại tai nạn thường xảy ra với trẻ trong mùa hè
Theo BS.CKII.Trịnh Hữu Tùng, BV Nhi đồng 2, mùa hè trẻ em được nghỉ học ở nhà nên đây là mùa trẻ có nhiều thời gian vui chơi. Tuy nhiên, nhiều gia đình do cha mẹ bận rộn không thể trông nom các bé kỹ càng, thận trọng nên mùa này cũng thường xảy ra nhiều tai nạn đối với trẻ em.
Do đó, thời gian qua bv nhi đồng liên tiếp tiếp nhận nhiều ca tai nạn thương tích rất thương tâm. Do đó, BS lưu ý các bậc cha mẹ, ông bà cần nên quan tâm, chú ý hơn trong việc chăm nom đối với con cháu của mình để hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra đối với các bé trong mùa hè.
Theo BS.CKII.Trịnh Hữu Tùng thì có 8 loại tai nạn thương tích thường xảy ra với trẻ trong mùa hè.
Cụ thể là:
1. Chết đuối (hay ngạt nước): nếu không được người lớn chăm nom trẻ không biết bơi có thể bị rơi xuống ao hồ quanh nhà mà chết đuối, trẻ nhỏ còn có thể bị chúi đầu vào xô nước, hồ cạn,..
2. Côn trùng đốt: như ong và nhiều loại côn trùng khác như con “mù mắt”, rít (rết),.. nhẹ có thể gây kích ứng da, đặc biệt là ong vò vẽ nếu nặng có thể gây sốc phản vệ, suy thận cấp,..và nếu không được cấp cứu đúng cách và kịp thời có thể tử vong.
3. Rắn cắn: khi về nông thôn quê nội/ngoại nghỉ hè trẻ có thể chọc phá hay vô tình dẫm đạp vào loài bò sát nguy hiểm này, nếu không được sơ cứu đúng và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng.
4. Chấn thương do té ngã, tai nạn: vì hiếu động, nghịch ngợm, chạy nhảy, leo cây,.. trẻ có thể té ngã dẫn đến bị chấn thương.
5. Ngộ độc: do uống nhầm các chai lọ có chứa thuốc diệt cỏ, trừ sâu, hoặc “nước tro tàu” dùng để làm bánh (dùng để cúng trong Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch),..
6. Phỏng lửa, nước sôi: khi về quê chơi trẻ có thể nghịch củi lửa, hay xăng dầu. Trẻ nhỏ đi lẫm đẫm nếu không trông nom kỹ có thể va quẹt hay rơi vào nồi thức ăn đang nấu sôi.
7. Điện giật: trẻ trai hiếu động có thể nghịch phá ổ cắm điện, hay thả diều vướng mắc vào các đường dây điện cao thế có thể dẫn đến điện giật.
8. Sét đánh: khi chơi giữa đồng trống vào mùa mưa dông khi trời bắt đầu rất dễ bị sét đánh.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước khi thai kỳ đạt đủ 37 tuần tuổi, và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, và trong số đó, khoảng 1 triệu trẻ tử vong do các biến chứng liên quan đến sinh non. Trẻ sinh non không chỉ đối mặt với những thách thức tức thời về sức khỏe mà còn phải chịu ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
Bộ Y tế cho biết, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam (18,9‰) cao gấp 2,4 lần Thái Lan (8‰- nguồn UNICEF), mặt khác, việc thực hiện các can thiệp chuyên môn nhằm giảm tử vong trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có chiều hướng giảm.
Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc cho trẻ khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng không phải tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng nhưng các vết loét do nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Chảy máu cam ở trẻ: Khi nào cần lo lắng?
Trong mùa hè, rất nhiều trẻ bị chảy máu cam do khô mũi vì nằm điều hòa liên tục. Tuy nhiên, nhiều người xử lý sai cách, như nhét dị vật vào mũi trẻ, bắt trẻ ngửa cao đầu...
Mùa hè cho trẻ đi bơi cần cảnh giác nguy cơ lây nhiễm bệnh
Thời tiết nóng nhiều gia đình cho trẻ đi bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản