8 nguy cơ đối với sức khỏe thanh thiếu niên
Thật không may rất nhiều người trong số họ gặp những chướng ngại và khó khăn trên con đường phát triển lành mạnh. Đó là sự nghèo đói, chất lượng phục vụ y tế kém và cả những tác hại từ môi trường độc hại xung quanh. Các chuyên gia của WHO đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra những vấn đề cơ bản nhất liên quan tới sự phát triển sức khỏe của giới trẻ hiện nay.
HIV. Gần 45% số người bị nhiễm HIV trên thế giới đều thuộc nhóm tuổi 15-24. Đó chính là lí do tại sao thanh thiếu niên nên biết cách bảo vệ bản thân tránh nguy cơ bị nhiễm căn bệnh thế kỷ này. Hãy truy cập vào những trang web hoặc những trung tâm tư vấn miễn phí để xét nghiệm và biết được tình trạng sức khỏe hiện nay của mình.
Mang thai và sinh con sớm. Mỗi năm có khoảng 16 triệu thiếu nữ từ 15-19 tuổi sinh con và hầu hết đều là những cô gái từ các nước kém phát triển. Ở lứa tuổi này nguy cơ tử vong do các biến chứng sau khi sinh là rất cao. Việc sửa đổi luật pháp như giới hạn độ tuổi kết hôn, tuyên truyền các biện pháp tránh thai... có thể góp phần cải thiện được tình hình.
Thiếu ăn. Thực tế trên thế giới ngày nay tồn tại 2 khuynh hướng tiêu cực và khá đối lập phá hủy sức khỏe của trẻ vị thành niên. Đó là bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em ở các nước thuộc thế giới thứ ba và bệnh béo phì ở các cậu ấm cô chiêu thuộc các nước phát triển. Đối với các nền kinh tế lạc hậu, giải pháp chính là các chương trình viện trợ lương thực, còn ở các nước giàu nên có cái nhìn nghiêm túc hơn trong việc phát triển giáo dục thể chất, tăng cường hoạt động thể thao và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Tâm lý. Theo thống kê ít nhất có tới 20% thanh thiếu niên bị mắc các chứng rối loạn tâm sinh lý, trầm cảm và có xu hướng tự tử. Gia đình và xã hội nên đặc biệt quan tâm tới vấn đề này để có thể cung cấp và hỗ trợ tinh thần kịp thời.
Hút thuốc lá. 150 triệu USD là số tiền mà giới trẻ hiện nay bỏ ra để hút thuốc tính trung bình một ngày trên toàn thế giới. Cấm quảng cáo thuốc lá, tăng giá tiền và cấm hút thuốc ở những nơi công cộng được coi là phương pháp phổ biến nhất để chống hút thuốc. Tuy nhiên chúng vẫn chưa đủ thuyết phục giới trẻ từ bỏ thói quen vô cùng độc hại này.
Sử dụng quá nhiều các loại đồ uống có cồn (bia, rượu). Đây được coi là một xu hướng nguy hiểm của lớp thanh niên hiện đại. Uống quá nhiều bia rượu thực sự ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể dẫn tới tình trạng không làm chủ được mọi hành vi và có thể làm bản thân rơi vào các tình huống nguy hiểm. Đây được coi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, bạo lực và chết yểu. Phương pháp đề ra là cấm quảng cáo và bán bia rượu cho trẻ vị thành niên.
Bạo dâm, bạo lực gia đình và chiến tranh đều là những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong cho thanh thiếu niên trên toàn cầu. Hàng ngày trung bình có từ 20-40 cuộc gọi tới bệnh viện xin giúp đỡ do hậu quả của các vụ bạo lực. Đối với những người dù đang hồi phục dần sau những chấn thương về mặt thể xác nhưng những tổn thương về mặt tinh thần sẽ luôn đeo bám. Để giúp những người trẻ tuổi thoát khỏi tình trạng này cần cấp thiết xây dựng hệ thống y tế và xã hội hiệu quả.
Tai nạn giao thông. Tính bất cẩn trên đường đi cũng như trong cuộc sống hàng ngày là một mối đe dọa lớn đến cuộc sống và sức khỏe của thanh thiếu niên. Không tập trung và chú ý khi tham gia điều khiển các phương tiện giao thông có thể dẫn tới thương tích nghiêm trọng thậm chí là tử vong. Điều này chỉ có thể được giúp đỡ từ các cơ quan trung ương và địa phương, tuyên truyền phổ biến pháp luật rộng rãi chính là cách thức để bảo vệ thế hệ tương lai của chúng ta.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước khi thai kỳ đạt đủ 37 tuần tuổi, và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, và trong số đó, khoảng 1 triệu trẻ tử vong do các biến chứng liên quan đến sinh non. Trẻ sinh non không chỉ đối mặt với những thách thức tức thời về sức khỏe mà còn phải chịu ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
Bộ Y tế cho biết, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam (18,9‰) cao gấp 2,4 lần Thái Lan (8‰- nguồn UNICEF), mặt khác, việc thực hiện các can thiệp chuyên môn nhằm giảm tử vong trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có chiều hướng giảm.
Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc cho trẻ khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng không phải tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng nhưng các vết loét do nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Chảy máu cam ở trẻ: Khi nào cần lo lắng?
Trong mùa hè, rất nhiều trẻ bị chảy máu cam do khô mũi vì nằm điều hòa liên tục. Tuy nhiên, nhiều người xử lý sai cách, như nhét dị vật vào mũi trẻ, bắt trẻ ngửa cao đầu...
Mùa hè cho trẻ đi bơi cần cảnh giác nguy cơ lây nhiễm bệnh
Thời tiết nóng nhiều gia đình cho trẻ đi bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản