9 lý do thói quen ăn thịt hủy diệt Trái đất
1- Đốt nóng hành tinh
Thường chúng ta chăn nuôi bốn loại – gà, bò, cừu và lợn – tất cả đều đòi hỏi số lượng lớn thức ăn và nước, thải ra khi mêtan và những loại khí khác làm khí hậu nóng lên, chúng cũng sản xuất cả núi chất thải hữu cơ gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước....
Các tác giả bản tường trình “Cái bóng dài của đàn bò” đã tính không chỉ riêng số lượng khí mêtan do đàn bò thải ra, mà cả các loại khí bốc ra từ chất thải của chúng, số nhiên liệu cần thiết tiêu hao trong quá trình vận chuyển thịt đến điểm tiêu thụ, số điện tiêu thụ bảo quản thịt đông lạnh, lượng ga sử dụng trong khâu chế biến, năng lượng đã tiêu hao để làm đất nuôi trồng thức ăn gia súc, và thậm chí cả nước ngọt cần thiết cho đàn bò.
Các nhà khoa học thuộc Ngân hàng Thế giới đã tăng con số trên tới 51% sau khi tính cả nhiều nhân tố khác, như các khoản chi phí sản xuất phân bón cần thiết cho công đoạn nuôi trồng thức ăn chăn nuôi hoặc kim loại để đóng tầu vận chuyển gia súc.
Sự tính toán chính xác ảnh hưởng của chăn nuôi đối với môi trường là cơn ác mộng toán học. Không phụ thuộc vào thực tế cách tính, có thể con số chỉ là 5-10%, hoặc lên tới 50% lượng khí làm Trái đất nóng lên, ngành chăn nuôi vẫn thuộc loại hình hoạt động của con người hủy hoại môi trường lớn nhất.
2- Ngốn quá nhiều đất đai
Mức gia tăng dân số dự báo 3 tỷ người, mức tiêu thụ thịt toàn cầu tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới đang dẫn chúng ta đến cuộc khủng hoảng dinh dưỡng nghiêm trọng. Việc sản xuất thực phẩm chiếm dụng diện tích ngày càng lớn trên Trái đất, trong khi nhu cầu của những người ăn chay cần không gian nhỏ hơn nhiều so với người ăn thịt. Một gia đình trung bình tám khẩu ăn chay ở Banglades chỉ cần diện tích canh tác 1 ha, trong khi trung bình một người Mỹ tiêu thụ trung bình 120 kg thịt/năm cần tới 20 ha đất đai!
Gần 30% địa bàn Trái đất không bị đóng băng được sử dụng cho mục đích chăn nuôi bò hoặc trồng cỏ làm thức ăn cho chúng. Trong khi đàn bò ăn phần lớn các sản phẩm canh tác trên hành tinh mỗi ngày có hàng tỷ người đói ăn. Các nhà khoa học thuộc Đại học Cornell (Mỹ) đã tính được, năm 1997 diện tích trồng rau, lúa mỳ, hoa quả, khoai tây và đậu nành trên toàn nước Mỹ chỉ chiếm diện tích 13 triệu hécta; cùng lúc diện tích sử dụng chăn nuôi bò lên tới 302 triệu hécta. Rắc rối ẩn giấu ở chỗ: hiệu suất “chế biến” thức ăn thành sản phẩm của súc vật chăn nuôi đại trà quá thấp. Trong khi để “sản xuất” 1 kg thịt, gia cầm vỗ béo chỉ cần trung bình 3,4 kg thức ăn, nhưng để có 1 kg thịt lợn nuôi bình thường phải cần tới 8,4 kg thức ăn.
Những nhà khoa học khác đã tính được, nếu sử dụng số ngủ cốc phương Tây chăn nuôi gia súc để chế biến thức ăn cho con người, có thể nuôi sống tối thiểu số nhân loại lớn hơn hai lần so với hiện nay.
Súc vật hiện được chăn nuôi tại các quốc gia châu Âu duy nhất nhằm mục đích giết mổ lấy thịt trong thời gian ngắn nhất có thể. Trong khi tại các vùng lãnh thổ nghèo, đặc biệt tại những vùng khô cằn, động vật có sừng đóng vai trò thành phần trung tâm của cuộc sống và nền văn hóa, thường là nguồn sống và tài sản đối với hàng triệu dân chăn thả. Dân chăn thả du mục quanh năm vận động theo đàn súc vật trở thành nền tảng nền kinh tế nhiều quốc gia châu Phi. Theo Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế, hình thức nuôi thả động vật có sức và móng này thân thiện hơn với môi trường và năng suất cao hơn so với phương pháp chăn nuôi công nghiệp tại Australia hoặc Mỹ.
3- Tiêu thụ quá nhiều nước ngọt
Khi ăn món bít tết bò hay món gà rán, chúng ta đồng thời đã sử dụng lượng nước không nhỏ mà những con vật đã bị giết từng tiêu thụ để tồn tại. GS John Robbín đã tính được, đẻ sản xuất 1 kilôgam khoai tây, múa mỳ, ngô và gạo cần tương ứng 120, 216, 336 và 450 lít nước. Tuy nhiên, đẻ sản xuất được 1 kg thịt bò, cần có tới trên 18 ngàn lít nước. Để có 1 lít sữa bò – cần 1.000 lít nước.
Lợn cũng thuộc loại động vật tiêu thụ nhiều nước nhất. Một trang trại chăn nuôi cỡ trung bình (đàn lợn 80 ngàn con) ở Mỹ mỗi năm tiêu tốn 337,5 triệu lít nước. Những trang trại lớn với đàn lợn cỡ triệu con sử dụng lượng nước sinh hoạt tương đương một thành phố lớn.
Thực tế ngành chăn nuôi gia súc hiện sử dụng tới 70% dự trữ nước ngọt dành cho con người đang tranh giành nguồn nguyên liệu này với các thành phố. Bởi lẽ nhu cầu tiêu thụ thịt gia tăng, nước ngọt sẽ cạn kiệt cả nhu cầu sản xuất và sinh họat. Các quốc gia giầu có, nhưng thiếu nướ ngọt như A rập Saudi, Libia, các nước vùng vịnh Persja hay CH Nam Phi khẳng định, cần sản xuất thực phẩm tại những quốc gia nghèo hơn, để bảo vệ dự trữ nước ngọt của chính mình. Cũng vì thế họ mua hoặc thuê hàng triệu ha đất ở Etiopia và nhiều quốc gia khác. Bằng cách này họ tiết kiệm nước ngọt tại chính quốc. Việc chặt phá rừng trên quy mô toàn cầu kéo dài đã hơn 30 năm không nhằm mục đích khai thác gỗ, mà chủ yếu lấy diện tích chăn nuôi bò, trồng đầu nành và trồng cọ lấy dầu.
Trong bản tường trinh “Thực phẩm của chúng ta sống bằng gì?” mới nhất của mình, tổ chức môi trường Friends of the Earth đánh giá, mỗi năm thế giới tàn phá khoảng 6 triệu hecta rừng (tương đương diện tích nước Litva) vì mục đích phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
4- Làm ô nhiễm đất đai
Nền nông nghiệp và chăn nuôi trên phạm vi công nghiệp nắm địa vị chi phối tại các quốc gia phương Tây. Một trang trại đơn lẻ có thể thải ra lượng chất thải tương đương một thành phố. Trung bình cứ mỗi kg thịt bò ăn được, con bò đã thải ra môi trường tối thiểu 40 kg chất thải rắn. Nếu hàng ngàn con bò nuôi trên diện tích hạn chế, hiệu ứng sẽ thật kinh khủng. Phân động vật thường được đổ vào những bể chứa khổng lồ - công trình thường bị vỡ hoặc dò rỉ, làm ô nhiễm dự trữ nước ngầm và các dòng sông bởi lượng Nitơ, Fosfo và nhiều chất độc hại khác.
Mỗi năm có hàng chục ngàn kilômét sông ngòi tại Mỹ, châu Âu và châu Á bị ô nhiềm vì chăn nuôi. Chỉ một vết nứt bể chứa dò rỉ hàng triệu lít chất thải từ trại nuôi lợn lớn ở Bắc Carolina (Mỹ) năm 1995 đã giết chết đàn cá hàng triệu con và làm tê liệt trang trại nuôi tôm diện tích 364 ngàn ha mặt nước biển.
6- Ô nhiễm các đại dương
Vụ tràn dầu ở vịnh Mexico giữa năm 2010 không phải là thảm họa môi trường duy nhất tại vùng lãnh thổ này. Đã lâu từ 13 đến 20 ngàn km vuông diện tích mặt biển và cửa sông Missisipi đã bị coi là “vùng chết” vì lý do phân động vật, các nguyên tố Nitơ, phân hóa học và những nguyên tố độc hại khác thải ra từ các trang trại chăn nuôi. Các chất ô nhiễm đã lấy hết nguồn oxy của các cơ thể sống khác.
Từ bờ biển Bắc Âu đến vùng biển Đông Nam Á, giới khoa học đã nhận dạng được gần 400 vùng biển chết với diện tích từ 1 đến 70 ngàn km vuông. Chăn nuôi không phải thủ phạm duy nhất, song chắ chắn là một trong số nghiêm trọng nhất.
7- Ô nhiễm không khí
Tất cả những ai sống gần trang trại chăn nuôi lớn biết rõ, bầu không khí tại khu vực khó chịu thế nào. Ngoài các chất gây hiệu ứng nhà kinh như metan hay khí cácbôníc, đàn bò và lợn còn thải ra nhiều khí độc hại khác. Chỉ riêng tại Mỹ, đàn bò và canh tác ngũ cốc làm thứ ăn gia súc đảm trách 37% tổng số thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tại quốc gia này, trên một nửa thuốc kháng sinh sản xuất tại Mỹ và một phần ba lượng nitơ và fosfo thải vào nguồn nước. Các trang trại nuôi bò tạo ra gần hai phần ba lượng amoniac tổng hợp (nhân tố chính tạo mưa axít).
8- Đầu độc con người
Chất thải động vật chăn nuôi chứa nhiều mầm bệnh, trong đó có khuẩn salmonella, vi trùng E.Coli và nhiều vi trùng gây bệnh khác có thể thâm nhập vào cơ thể con người. Mỗi năm người ta trộn hàng tấn thuốc kháng sinh vào thức ăn gia súc – yếu tố làm xuất hiện nhiều loài vi trùng nhờn thuốc kháng sinh, tức gây khó khăn trong nỗ lực điều trị bệnh ở con người.
9- Gây cạn kiệt dự trữ dầu lửa thế giới
Ngành công nghiệp chăn nuôi ở các quốc gia phương Tây phát triển dựa vào dầu lửa. Vì thế năm 2008, khi giá nhiên liệu đột ngột nhảy vọt, tại 23 quốc gia đã xảy ra bạo động vì lý do tăng giá các mặt hàng thực phẩm. Theo một số nghiên cứu tại Mỹ, ngành chăn nuôi đã tiêu thụ một phần ba tổng sản lượng các nguồn nhiên liệu khai khoáng hàng năm của đất nước.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025 Ngày 30/11/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024
Chiều ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh