21/8/2012 | 8:12:09 AM

Acid uric: Chỉ số cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh gút

Bệnh gút thường gặp ở nam giới và ngày càng trở nên phổ biến do đời sống và nhu cầu ăn uống ngày càng được nâng cao. Điều đáng lưu ý là dấu hiệu của bệnh rất dễ nhầm với các bệnh khớp khác dẫn đến chẩn đoán nhầm và điều trị không đúng.

 Axit uric tăng cao: Nguyên nhân chính
Nên đi kiểm tra acid uric 2 - 3 tháng/lần

Acid uric tăng cao: Nguyên nhân chính gây bệnh gút

 

Có thể nói, chỉ số acid uric là chỉ số quyết định trong việc chẩn đoán một bệnh nhân có bị bệnh gút hay không và mức độ nguy hiểm của bệnh đang ở giai đoạn nào.

 

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Chất đạm có nhân purin được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm và đồ uống như phủ tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan, bia, rượu...

 

Thông thường acid uric được thận đào thải qua nước tiểu nhưng do chúng ta ăn các đồ ăn nhiều đạm, uống nhiều bia rượu khiến tăng tổng hợp axit uric hoặc do chức năng của thận suy giảm khiến giảm đào thải axit uric làm cho lượng acid uric trong máu tăng cao.

 

Ban đầu, nồng độ acid uric trong máu tăng cao tuy nhiên chưa xuất hiện các triệu chứng, chưa xuất hiện các cơn gút cấp. Giai đoạn này thường gọi là “tăng acid uric máu”, chưa phải gút. Tuy nhiên, khi lượng acid uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ lắng đọng tinh thể urat ở các khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp hay còn gọi là cơn gút cấp. Khi đó, tăng acid uric máu đã tiến triển thành bệnh gút.

 

Khi có tăng acid uric máu, chúng ta nên bắt đầu cảnh giác với bệnh gút và nên quan tâm hơn đến chỉ số này kể cả khi chưa xuất hiện cơn gút cấp.

 

Nên đi kiểm tra 2 - 3 tháng/lần

 Axit uric tăng cao: Nguyên nhân chính

Khi bạn đã bị mắc bệnh gút hoặc bắt đầu điều trị bệnh gút thì phải thường xuyên đến bác sỹ để kiểm tra chỉ số acid uric thường từ 2-3 tháng một lần và xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe.

 

Chỉ số acid uric phải là một con số chính xác không phải là một kết quả định tính như cao, bình thường, hay thấp. Bởi vì mỗi mức chỉ số acid uric mô tả tình trạng bệnh của bệnh nhân gút đang ở mức độ nguy hiểm nào. Tuy nhiên mỗi cơ sở khám chữa bệnh đều dùng những loại máy của riêng mình và cho kết quả ở những đơn vị đo lường khác nhau khiến cho các bệnh nhân khó hiểu trong quá trình theo dõi tiến triển của bệnh.

 

Bệnh nhân có thể dựa vào chỉ số acid uric để xác định mức độ diễn biến của bệnh gút:
 

mg/dl

µmol/l

mmol/l

                                           Lưu ý

<6

<350

<0,35

 Tốt: Ở mức độ này sẽ không cho hình thành các tinh thể urat và giải phóng các tinh thể urat lắng đọng ở khớp

6-7

350-400

0,35- 0,4

Cảnh báo: Xuất hiện một vài biểu hiện như tê, ngứa và đỏ da, hoặc các triệu chứng thông thường của bệnh gút

>7

>400

> 0,4

Tình trạng xấu: Các tinh thể urat hình thành nhiều hơn, các tinh thể urat lắng đọng không được giải phóng tạo nên các cục tophy (tophi). Tình trạng ngày càng xấu.

 

Chúng ta nên duy trì chỉ số axit uric ở mức dưới 6mg/dl để tránh những diễn biến theo chiều hướng xấu của bệnh gút bằng cách trong quá trình điều trị, ngoài dùng thuốc theo chỉ định, bệnh nhân gút cần chú ý cả việc ăn kiêng và tăng cường chức năng của thận để duy trì lượng acid uric trong ngưỡng cho phép. Đây là yếu tố quyết định trong điều trị bệnh gút.

 

Một hướng điều trị đang được nhiều bệnh nhân áp dụng là tăng cường chức năng thải độc của thận bằng các thảo dược vì hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng dài ngày của các sản phẩm này.

 

Ngoài ra, để góp phần hỗ trợ tính cực trong quá trình kiểm soát diễn biến của bệnh gút, người bệnh cần chú ý tăng cường vận động, giảm cân nếu có hiện tượng thừa cân, tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột…

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814