Ai cần tầm soát bệnh tiểu đường?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không vô cớ khi khẳng định bệnh tiểu đường là một trong các nguy cơ hàng đầu cho sức khỏe cộng đồng ở thế kỷ này, mặc dầu bệnh không lây lan. Báo động là phải vì tỉ lệ nhiễm bệnh, ngay cả ở các nước có nền y tế tiên tiến, tròm trèm 10% dân số và sẽ tăng thêm. Điểm vô cùng đáng tiếc, theo dẫn chứng của chuyên gia ngành nội tiết, tối thiểu 1/3 số bệnh nhân tiểu đường đã không bệnh nặng nếu tham gia chương trình tầm soát căn bệnh từ tuổi trung niên, đặc biệt là các đối tượng hội đủ “tiêu chí” dưới đây:
Tuổi đời: Bệnh tiểu đường rồ ga tăng tốc từ tuổi 50, nam cũng như nữ, không chừa một ai. Thời điểm máu dễ biến thành “chè” thậm chí có thể sớm hơn nhiều, nếu nạn nhân trước đó có cuộc sống quá căng thẳng.
![](http://nld.vcmedia.vn/7NjSmbX4DXRUCLy79JloWcccccccc/Image/2013/08/08/8Achot_3582a.jpg)
Cơ tạng: Người có thân nhân trực hệ đã bị tiểu đường dễ là miếng mồi ngon của bệnh tiểu đường.
Vòng bụng quá cỡ: Các nhà nghiên cứu về bệnh tiểu đường quả quyết là lượng mỡ đóng đô ở thành bụng càng nhiều, dù là do ít vận động hay uống quá nhiều bia, đều là đòn bẩy cho bệnh tiểu đường. Giảm cân cho bằng được nếu dư cân, tránh rượu bia càng nhiều càng tốt là biện pháp có tác dụng từa tựa chủng ngừa bệnh tiểu đường.
Làm biếng vận động: Phải vận động lúc còn trẻ là cách đơn giản để tránh cảnh sau này phải nằm dài trên giường bệnh vì tắc mạch máu đầu chi.
Thiếu thực phẩm xanh: Chức năng của tụy tạng, cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh đường huyết, tùy thuộc vào nhiều loại sinh tố và khoáng tố. Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường rõ ràng tỉ lệ nghịch với hàm lượng rau quả tươi trong khẩu phần. Ngược lại, ai càng mạnh miệng với thực phẩm công nghệ, người đó càng dễ bị bệnh tiểu đường.
Bệnh gan không được điều trị đến nơi đến chốn vì rối loạn chức năng gan do tổn thương nhu mô gan bao giờ cũng kéo theo rối loạn biến dưỡng chất đường và chất béo. Khi đó bệnh tiểu đường và tăng mỡ máu “bất chiến tự nhiên thành”.
Huyết áp cao: Bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ bị bệnh tiểu đường nhiều gấp 3 lần người tuy cũng có nếp sống dễ bị bệnh tiểu đường nhưng huyết áp trong định mức bình thường. Do đó không chỉ cần theo dõi huyết mà quan trọng hơn nữa là điều trị đúng bài bản.
Thiếu nội tiết tố giới tính: Dù nữ hay hay nam, người mãn kinh cũng như đàn ông bước vào giai đoạn mãn dục đều khó tránh tình trạng đường huyết dao động rồi nhích lần lên trên và cuối cùng vượt quá định mức bình thường.
Người làm ca đêm: Rối loạn nhịp sinh học là lý do khiến tuyến thượng thận phản ứng sai lệch theo kiểu tự tăng đường huyết. Lâu ngày thành thói quen. Hậu quả là đường huyết tăng không vì thừa chất ngọt mà vì thiếu ngủ.
Nếu lưu ý các yếu tố nêu trên, không quá khó để đẩy lùi bệnh tiểu đường về bên kia lằn ranh sinh bệnh.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm
Nâng cao năng lực cho hệ thống y tế cơ sở trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng là giải pháp chiến lược đang được ngành y tế tỉnh Quảng Ninh hướng đến.
Hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 – Nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường
Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 1991 và đã trở thành một ngày chính thức của Liên hợp quốc vào năm 2006. Đây là dịp để nhắc nhở và nâng cao nhận thức của cộng đồng toàn cầu về sự nguy hiểm của căn bệnh này, tạo ra một môi trường hỗ trợ toàn diện cho người bệnh – không chỉ về mặt y tế mà còn về tinh thần và xã hội.
Người trẻ tuổi ngày càng dễ mắc đái tháo đường type 2
Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa với đặc điểm tăng đường huyết mạn tính, do cơ thể không sản xuất đủ insulin, sử dụng insulin không hiệu quả, hoặc cả hai. Hậu quả lâu dài của bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh.
Ba thói quen tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học xác định ba yếu tố ăn uống tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 gồm: ăn ít ngũ cốc, ăn nhiều gạo và thịt chế biến sẵn.
Những thói quen ăn sáng tốt nhất để giảm lượng đường trong máu
Cách bạn bắt đầu ngày mới có thể ảnh hưởng lâu dài đến lượng đường trong máu của bạn.
Đi bộ sau bữa ăn giúp ích gì cho người bệnh tiểu đường?
Theo một số nghiên cứu gần đây, việc đi bộ sau khi ăn sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh tiểu đường.
Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), 37,3 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường (11,3% dân số) và 96 triệu người bị tiền tiểu đường (38,0% dân số trưởng thành).
Mức đường huyết bình thường ở người bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm soát lượng đường trong máu 80-130 mg/dL khi đói và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau ăn.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản