Ai dễ bị chèn ép đốt sống cổ?
Đối tượng nguy cơ dễ bị chèn ép đốt sống cổ
Những người bị các bệnh ở cột sống cổ dễ bị chèn ép đốt sống cổ với nguyên nhân thường gặp nhiều ít theo thứ tự như sau: thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa cột sống cổ, cốt hóa dây chằng dọc sau, cốt hóa dây chằng vàng. Bệnh nhân bị bướu ống sống, cột sống cổ hẹp di động nhiều cũng là các nguyên nhân gây chèn ép tủy sống cổ. Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 40 – 50. Thoái hóa đĩa đệm thường gặp trong độ tuổi cao hơn là từ 50 – 60 tuổi. Cốt hóa dây chằng dọc sau hoặc dây chằng vàng gặp ít hơn ở những người trên 50 tuổi, trong đó có người chỉ bị một bệnh, nhưng cũng có người bị nhiều bệnh phối hợp cùng lúc mà gây chèn ép đốt sống cổ. Tuy nhiên, có nhiều người dù được phát hiện trên phim chụp Xquang hay chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) bị các tổn thương nói trên nhưng họ vẫn không bị chèn ép đốt sống cổ.
Sơ đồ thần kinh ở cổ chi phối chi trên.
Dấu hiệu phát hiện bệnh
Một người bị chèn ép đốt sống cổ thường thấy các dấu hiệu như sau: tê các ngón tay, trong đó hay gặp lần lượt là: bị tê hai ngón thứ tư và thứ năm; tê ba ngón: cái, trỏ, giữa; tê cả năm ngón của bàn tay. Biểu hiện tê thường thấy ở cả ngón tay phía mu tay và phía lòng bàn tay. Bệnh nhân thường mô tả triệu chứng là tê từ vai lan xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đến các ngón tay; tê thân mình; tê cẳng bàn chân; mất cử động khéo léo các ngón tay như khó cầm đũa gắp thức ăn; lúc đầu cầm muỗng dễ hơn cầm đũa nhưng dần dần cũng khó khăn; chữ ký hay chữ viết xấu dần; trở nên vụng về khi cài cúc áo, sau đó cài cúc áo rất khó khăn. Về vận động: bệnh nhân thấy cánh tay, cẳng tay, bàn tay yếu dần với biểu hiện không cầm nắm được đồ vật, khó cử động cổ tay, khó sấp ngửa cẳng tay, gập duỗi cẳng tay yếu dần; bắt tay người khác lỏng lẻo... Các triệu chứng này do liệt vận động một phần ở cả hai tay. Bệnh nhân có dáng đi kiểu co giật do liệt vận động hai chân: hai chân yếu dần, đi lại khó khăn hơn trên đường bằng phẳng; khi bệnh diễn biến nặng, bệnh nhân không thể lên xuống cầu thang một mình, không đi xa được. Cuối cùng, bệnh nhân bị rối loạn đại tiện, rối loạn tiểu tiện mà nặng nhất là bí tiểu. Bác sĩ khám thấy rõ các triệu chứng trên, phát hiện được các hội chứng tháp tứ chi với các dấu hiệu Hoffmann, Babinski dương tính, tăng phản xạ gối, gót. Chẩn đoán hình ảnh như Xquang, chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ thấy các tổn thương bệnh lý ở cột sống cổ.
Vấn đề điều trị và phòng bệnh
Một bệnh nhân được phát hiện bệnh lý chèn ép tủy không phải lúc nào cũng phải phẫu thuật. Nếu bệnh nhân có tê nhẹ, các triệu chứng liệt vận động chưa xuất hiện, tủy sống trong giai đoạn sớm bị kích thích thì phải cẩn thận trong chỉ định mổ. Bệnh nhân có thể được điều trị bảo tồn như tập các bài tập tránh tư thế sai, tránh kéo tạ cổ, tránh tập mạnh cổ, tránh cúi xoay cổ hay ngửa xoay cổ, tránh ngửa cổ quá mức…
Bệnh nhân có thể được hướng dẫn tập cơ vùng cổ nhẹ nhàng với sự giám sát của chuyên viên phục hồi chức năng. Phẫu thuật điều trị được chỉ định trong các trường hợp: có các triệu chứng liệt vận động, nhất là khi thấy có chèn ép trung tâm, bệnh lý tủy sống cổ mạn tính kèm theo các bệnh nặng khác của tuổi già. Phẫu thuật thường làm là: cắt đĩa sống và hàn liên thân đốt bằng xương ghép, bằng nêm nhựa tổng hợp kèm theo nẹp kim loại cố định vững cột sống cổ. Nẹp kim loại được dùng để hàn xương sống cổ để tránh khớp giả, tái phát.
Hình ảnh thoái hóa đĩa đệm cổ 4, cổ 5.
So với phẫu thuật tạo hình bảng sống theo phương pháp Nhật Bản Kurokawa hay Itoh, phẫu thuật tạo hình bảng sống kiểu Việt Nam (phẫu thuật VVT) được áp dụng từ hơn nhiều năm nay có kết quả tương đương nhưng có ưu điểm là ít hay không có biến chứng đau cổ hay mỏi cổ như hai phẫu thuật trên do ít tàn phá mô mềm và xương hơn.
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả: thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện và điều trị tích cực các bệnh gây tổn thương đốt sống cổ như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, cốt hóa dây chằng dọc sau và dây chằng vàng. Việc tầm soát bệnh cần thực hiện chặt chẽ đối với những người từ 40 tuổi trở lên. Đối với mọi người, cần tập thể dục đều đặn kết hợp với chế độ ăn tăng cường các loại thức ăn chứa nhiều chất canxi như tôm, cua, cá, xương hầm nhừ… để phòng tránh bệnh loãng xương. Những người lao động cần tránh dùng đầu đội nặng để bảo vệ cột sống cổ, tránh các nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm, tổn thương đốt sống cổ.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh