Ám ảnh đột quỵ
Tai biến mạch máu não nếu không điều trị kịp thời gây ra hàng loạt tai biến khó lường Ảnh L.N . |
200 ngàn người mắc mới
Tại Lễ phát động Ngày Đột quỵ thế giới tổ chức mới đây ở TPHCM, GS- TS Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội Phòng chống Tai biến mạch máu não cho biết, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người mắc mới chứng tai biến mạch máu não(TBMMN), làm chết khoảng 100.000 người. Hiện số bệnh nhân đang sống với căn bệnh này là 486.000 người, và số người tử vong là 104.800 người/năm.
Đây là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay, với tần suất xuất hiện 1,5 ca/1000 người/năm, tuần suất này ở lứa tuổi trên 75 là 10 ca/1000 người/năm.
Không giống như các bệnh khác, sau khi mắc TBMMN, 20% bệnh nhân tử vong trong vòng một tháng, khoảng 10% tử vong trong vòng một năm và 40% hồi phục không di chứng.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong những nguyên nhân hay gặp nhất là một động mạch máu bị tắc bởi những cục máu đông được gọi là huyết khối hoặc các động mạch bị xơ vữa do trong mạch máu bị ứ đọng mỡ và dày lên dần dần làm hẹp lòng mạch, cản trở dòng chảy, đến một lúc nào đó tạo thành cục máu đông. Nếu là cục máu đông này bị kẹt lại trong não thì gọi thuyên tắc não.
Cơn đột quỵ cũng có thể xảy ra khi một động mạch trong não bị vỡ ra được gọi là xuất huyết não, thường gặp ở bệnh nhân có xơ vữa mạch và tăng huyết áp. Bác sĩ Trần Chí Cường- Khoa DSA Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM cho biết, tại TPHCM cứ mỗi năm có khoảng 20.000 bệnh nhân bị TBMMN, trong đó, có hàng ngàn người tử vong, số còn lại đa phần là mất sức lao động hoặc sống đời sống thực vật.
Theo bác sĩ Cường, khi tắc mạch máu trong não sẽ làm giảm đột ngột hoặc ngưng hoàn toàn việc cung cấp máu lên não, khiến cho các tế bào thần kinh bị tổn thương và chức năng hoạt động của các cơ quan này bị tê liệt trong một thời gian dài, gây ra các di chứng bại liệt, méo miệng, mất giọng… bởi 20 triệu tế bào thần kinh sẽ chết chỉ sau 1 phút đột quỵ nên không được chậm trễ trong điều trị căn bệnh này. Vì vậy, khi bị đột quỵ việc điều trị kịp thời sẽ mang lại hy vọng sống cho bệnh nhân.
Gánh nặng
Theo bác sĩ Thành, cứ 10 người sau khi bị TBMMN thì có 4 người ít nhiều cần đến sự giúp đỡ của người nhà trong cuộc sống hằng ngày, 1 người trở thành tàn phế, hoàn toàn trông nhờ vào sự chăm sóc của người nhà.
Theo các chuyên gia khoảng 1/3 trường hợp đột quỵ sẽ bị lại trong vòng 5 năm, trong khi khoảng 30% người sống sót qua đột quỵ cần người khác giúp mình chăm sóc cơ thể và 50% không thể làm bất cứ việc gì sau ngã bệnh. Vì vậy, theo GS Lê Văn Thành, việc phát hiện và điều trị đúng sẽ làm giảm gánh nặng cho người bệnh và xã hội.
Theo GS Thành, trước hết phải điều trị các nguyên nhân gây tai biến như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tránh căng thẳng thần kinh, không uống rượu bia, không hút thuốc lá; cần khám tại cơ sở y tế nếu thấy có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó ở, mệt không có nguyên nhân để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người đã bị TBMMN nhiều nguy cơ tái phát nên phải điều trị tích cực để phòng ngừa tái phát. Theo đó, phải làm việc nhẹ nhàng vừa sức, không ăn nhiều mỡ béo, chất ngọt, đường, không ăn quá mặn, ăn nhiều rau củ quả. Điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch… Phải tăng cường tập vận động tại nhà hoặc tập vật lý trị liệu.
Bác sĩ Trần Chí Cường cho biết, để phòng ngừa nên vận động cơ thể và tập thể dục thường xuyên; tránh béo phì bằng cách giữ chế độ ăn uống đúng mức ạn chế rượu, bia; tránh hút thuốc lá…
Theo bác sĩ Cường, khi đã lâm vào căn bệnh này, không còn phương pháp điều trị nào hiệu quả bằng can thiệp nội mạch đặt stent. Giải pháp điều trị này đã được một số bệnh viện lớn trên thế giới thực hiện và BV Đại học Y dược TPHCM đã tiến hành điều trị thành công cho hàng trăm ca từ 2 năm qua.
Khi phát hiện người thân bị đột quỵ, nhanh chóng đỡ người bệnh để không bị té ngã gây chấn thương. Cho người bệnh nằm nghiêng qua một bên đầu hơi nâng nhẹ, nếu nôn ói, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Nếu người bệnh lơ mơ: kiểm tra mạch, nhịp thở, đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng về bên không liệt, đầu nâng nhẹ. Không tự ý cho uống thuốc hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác; không cạo gió và gọi xe đưa ngay người bệnh đến bệnh viện gần nhất. |
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 06/01/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025; Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Công văn số 3721/UBND-VHXH ngày 27/12/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Kế hoạch số 169/KH-BCĐLNATTP ngày 31/12/2024 của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025; Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 26/12/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Tổ chức các hoạt động Tết Ất Tỵ năm 2025.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Ngày An Toàn Người Bệnh Thế Giới 2024 - Nâng Cao Năng Lực Chẩn Đoán Vì Sự An Toàn Của Người Bệnh
Ngày An Toàn Người Bệnh Thế Giới là một sự kiện trọng tâm trong ngành y tế, với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động cải tiến chất lượng, quản lý rủi ro tại các bệnh viện và tăng cường nhận thức của cộng đồng về vấn đề an toàn cho người bệnh. Với phương châm "Trước tiên là không gây hại cho người bệnh" (First do no harm for patient), sự kiện này đã trở thành một chiến dịch toàn cầu, kêu gọi sự tham gia và hợp tác của các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030
- Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024