Ăn để khỏe mạnh
Trong
suốt một kiếp người, hệ miễn dịch của cơ thể luôn làm công việc tử tế, đó là
giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Thế nhưng nếu để hệ miễn dịch “quá tải” và phút
chốc bỗng trở nên “nhu nhược” trước vô số các loại vi khuẩn, virus dập dìu bên
ngoài lẫn bên trong cơ thể.
![](/images/news/content_images/year2013/month7/ca_2172013_162713.jpg)
Nhiệm
vụ lớn
Hệ
miễn dịch của cơ thể là một cơ chế tuyệt vời nhằm bảo vệ cơ thể trước sự rình rập,
dòm ngó của các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, vi sinh vật, độc chất… Những
phần tử cơ hội này chỉ chực chờ cơ thể bị suy yếu để ra tay, chúng dễ dàng vượt
qua hàng rào phòng ngự của cơ thể để xâm lược toàn bộ cơ thể chúng ta. Thế
nhưng khi cơ thể khỏe mạnh, chúng ta không hề biết rằng hệ miễn dịch phải làm
việc cần mẫn như thế nào. Chỉ đến khi “long thể bất an” thì chúng ta mới nhận
ra vai trò của hàng phòng thủ. Để ý một chút, chúng ta sẽ thấy công trạng to lớn
của hệ miễn dịch. Hãy tự hỏi vì sao vết thương của chúng ta mau lành? Tại sao
chúng ta phải hắt hơi hoặc ho mỗi khi hít phải những phần tử lạ? Tại sao chúng
ta phải nôn mửa mỗi khi ăn phải những loại thức ăn bị nhiễm độc…
Nếu
hệ miễn dịch làm việc một cách vô trách nhiệm thì cơ thể phải nhận lấy một hậu
quả vô cùng nghiêm trọng. Hệ miễn dịch bảo đảm sự cân bằng nội môi cũng như “đại
tu” những chỗ hư hỏng. Nếu hệ miễn dịch lười biếng thì chúng ta cũng sẽ bị bất
an ngay dù chỉ uống một ly nước hoàn toàn tinh khiết. Các tế bào trong hệ miễn
dịch đảm nhận vô số công việc khác nhau. Nhóm thì làm “vệ sĩ”, nhóm thì làm
“công nhân dọn rác”, có nhóm lại làm lính gác thành và làm “tổng tư lệnh”, nhóm
khác lại đảm nhiệm chức năng như là một kho vũ khí…
Nói
một cách đơn giản, cơ thể chúng ta được bảo vệ ở 3 mức độ na ná như hàng tiền vệ,
trung vệ và hậu vệ trong bóng đá. Hàng tiền vệ để bảo vệ cơ thể chính là lớp da
bao bọc chung quanh cơ thể, đồng thời tiết ra những chất liệu có tác dụng chống
lại các vi sinh vật gây hại. Hàng tiền vệ cũng bao gồm dịch nhày mũi, nước mắt
có tác dụng chống đỡ những phần tử xâm nhập gia cư bất hợp pháp. Nếu những vị
khách không mời mà đến dùng mọi thủ đoạn để vượt qua hàng tiền vệ thì chúng sẽ
gây kích ứng cơ thể. Lúc này hàng trung vệ sẽ ra tay đáp trả bằng những phản ứng
viêm. Cuối cùng, hàng hậu vệ sẽ tạo ra những đáp ứng miễn dịch, chống lại những
phần tử xâm lăng chuyên biệt. Đây chính là vai trò của bạch huyết cầu.
Cấu
tạo của hệ miễn dịch khá phức tạp. Hệ miễn dịch tác động lên tất cả các mô
trong cơ thể để duy trì sự cân bằng hoạt động của những mô này. Các tế bào của
hệ miễn dịch hoạt động một cách không riêng lẻ, chúng sẽ hòa vào hệ tuần hoàn
máu để “báo cáo” với não hoặc chúng sẽ kích hoạt những sợi thần kinh gần đó để
báo hiệu cho não nên “tùy cơ ứng biến”. Não sẽ điều khiển hành vi của chúng ta,
não sẽ thay đổi mọi thứ, từ sự chuyển động của cơ thể, sự thèm ăn, khả năng
“ham muốn”…
Những
tế bào miễn dịch cũng sẽ kích hoạt vùng dưới đồi (hypothalamus). Đây là khu vực
vô cùng quan trọng của não bộ, vốn điều khiển những áp lực stress về thể chất lẫn
tinh thần. Nếu cơ thể chúng ta hứng chịu stress một cách triền miên, tuyến yên
(pituitary) và tuyến thượng thận (drenal gland) sẽ giải phóng thật nhiều
cortisol. Những horomone cortisol này sẽ làm yếu cơ, tăng nhịp tim, gây mất ngủ,
ngăn chặn sự tăng trưởng mô…
Chế
độ dinh dưỡng
Bữa
ăn vô cùng quan trọng cho sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng
trong việc cân bằng những thay đổi “tiêu cực” xảy ra trong cơ thể do hậu quả của
việc tiếp xúc với độc chất. Nếu không đáp ứng chế độ dinh dưỡng một cách thích
hợp thì việc bị “thủng lưới” là điều khó tránh khỏi. Ăn quá nhiều hoặc ăn quá
ít đều dẫn đến sự suy yếu cho hàng phòng thủ.
Những
bữa ăn nhỏ thường xuyên chứa các loại protein, carbohydrates, những loại chất
béo thiên nhiên sẽ giúp kích thích quá trình chuyển hóa, giúp hằng định nồng độ
đường huyết, giúp duy trì năng lượng. Carbohydrates làm giảm những hormone được
tiết ra những khi có stress như cortisol, adrenaline, nhờ đó làm giảm bớt những
sự viêm nhiễm. Các loại chất béo như omega-3 là bạn chí cốt của hệ miễn dịch.
Các
loại vitamin như A, C, E… cũng rất quan trọng trong việc củng cố chức năng của
hệ miễn dịch do chúng tác động vào chức năng của hệ miễn dịch. Ngoài ra, cũng
phải kể đến vai trò của kẽm. Kẽm được tìm thấy trong mọi tế bào của cơ thể và
đóng vai trò quan trọng trong những phản ứng enzyme. Một lượng kẽm thích hợp
trong khẩu phần ăn sẽ vô cùng ích lợi cho “hàng phòng thủ”. Kẽm đồng thời cũng ức
chế sự tăng trưởng của một số virus vốn luôn sẵn sàng “ăn cắp trứng gà” trước
hàng rào phòng thủ.
Chế
độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng để cân bằng những thay đổi “tiêu cực” xảy
ra trong cơ thể, để bảo vệ hệ miễn dịch |
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản