Ăn gì để bổ mắt?
Nhóm thực phẩm giàu vitamin A
Từ lâu vitamin A đã được coi là “vitamin dành cho mắt” bởi những công dụng tuyệt vời mà nó có thể mang lại cho đôi mắt như giúp sáng mắt, mắt khỏe, cải thiện thị lực. Vitamin A có vai trò rất quan trọng tại mắt khi nó tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở các tế bào que và nón ở võng mạc. Vitmain A còn có tác dụng trên biểu mô kết - giác mạc, giúp biểu mô giữ độ trong và bóng. Vitamin A là một chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ mắt và tăng cường sức khỏe của niêm mạc và giác mạc, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Dưỡng chất này còn giúp mắt hình thành sắc tố thị giác để thích ứng tốt hơn trong bóng tối. Thiếu vitamin A sẽ dẫn đến khô mắt, quáng gà, viêm loét giác mạc có thể dẫn đến mù lòa. Những loại thực phẩm quen thuộc giàu vitamin A trong những món ăn thường thấy hàng ngày là gan, trứng, sữa, dầu cá, đu đủ, xoài chín, gấc, cà rốt, khoai lang, các loại rau xanh đậm như rau ngót, rau muống, mồng tơi, rau đay…
Các thực phẩm giàu vitamin A.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B đảm nhận vai trò đảm bảo sự trao đổi chất bình thường cho võng mạc và giác mạc, giúp giảm sung huyết thần kinh thị giác và là chất dinh dưỡng của dây thần kinh thị giác. Khi cơ thể không nạp đủ vitamin nhóm B, mắt dễ mắc phải các triệu chứng như mỏi mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt và co giật quanh cơ mắt. Các vitamin nhóm B ảnh hưởng trực tiếp tới thần kinh thị giác gồm có: Vitamin B1, B2, B3 (PP) và B12. Cụ thể:
Vitamin B1: Đóng vai trò chuyển hóa glucid, cung cấp năng lượng cho mắt hạn chế tình trạng mỏi mắt, phòng ngừa và chữa trị bệnh đục thủy tinh thể do thiếu năng lượng. Thiếu vitamin B1 dễ phát sinh bệnh khô mắt, viêm thần kinh thị giác hoặc một số bệnh lý hốc mắt, khô mắt, giảm thị lực, giãn đồng tử mắt nghiêm trọng, phản ứng chậm với ánh sáng… Nên bổ sung vitamin B1 từ thực phẩm tự nhiên như gan động vật, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, lươn, lòng đỏ trứng, đỗ xanh, khoai tây…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin B1.
Vitamin B2: Giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi sắc tố ở võng mạc, giúp mắt thích nghi với ánh sáng, tránh được những triệu chứng khó chịu như: Nhức mỏi, viêm mắt, chảy nước mắt. Nếu thiếu nhiều vitamin B2 có thể gây loét giác mạc và tăng nguy cơ sung huyết thần kinh thị giác.
Vitamin B3 (vitamin PP): Là vi chất cần thiết cho quá trình oxy hóa khử chuỗi hô hấp tế bào của mắt và chống dị ứng nên được sử dụng để điều trị viêm kết mạc do dị ứng.
Vitamin B12: Ngoài tác dụng tạo máu, bảo vệ tính toàn vẹn tế bào thần kinh, vitamin B12 còn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế tổng hợp protein, đẩy mạnh quá trình tổng hợp protein, giúp mau liền sẹo, rất cần thiết cho những người có tổn thương thị giác như: Loét giác mạc, viêm kết mạc do dị ứng hoặc sau phẫu thuật. Nguồn thực phẩm cung cấp các vitamin này là: Thịt các loại, cá, trứng, sữa, nấm, đậu đỗ, lạc, vừng, ngũ cốc nguyên hạt.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có nhiệm vụ bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia cực tím và giúp các tế bào chống lại sự ảnh hưởng của quá trình oxy hóa. Đặc biệt, vitamin này đã được chứng minh có thể ngăn ngừa và trì hoãn sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể, hạn chế xuất huyết kết mạc và chảy máu trong nhãn cầu. Các loại rau củ quả như bưởi, cam, chanh, ổi, đu đủ, su hào, xoài, dâu và dứa... là những thực phẩm giàu vitamin C.
Thực phẩm giàu vitamin C.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ mắt khỏi tác nhân gây hại bên ngoài, thúc đẩy tuần hoàn máu và hỗ trợ cải thiện tình trạng giảm thị lực. Ngoài ra, dưỡng chất này còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật, hạt dẻ, hạnh nhân, quả bơ, giá đỗ, hành tây và các loại hạt khác.
Nhóm thực phẩm giàu acid béo omega -3
Acid béo omega - 3 chuỗi dài như eicosapentaenoic acid (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) rất quan trọng đối với sức khoẻ mắt. Omega 3 không những là một chất béo có lợi cho sức khỏe tim mạch mà còn là “vũ khí” chống khô mắt. Nhóm thực phẩm giàu omega 3 gồm có cá biển (cá hồi, cá thu, cá ngừ...), mỡ cá, các loại hạt, tinh dầu thực vật như tinh dầu quả óc chó, tinh dầu oliu, tinh dầu hạt lanh…
Nhóm thực phẩm giàu lutein và zeaxanthin
Có hơn 600 loại carotenoid nhưng chỉ có lutein và zeaxanthin được tìm thấy trong võng mạc mắt người, nhờ cấu tạo đặc trưng, chúng đảm nhận những vai trò quan trọng đối với mắt và thị lực.
Lutein và zeaxanthin là hai loại carotenoid (sắc tố vàng, cam) có trong các loại rau củ quả, đồng thời cũng là hai thành phần cấu tạo nên võng mạc, điểm vàng - bộ phận có vai trò nhận biết độ chi tiết và sắc nét của hình ảnh. Đó là hai carotenoid duy nhất hiện diện trong võng mạc của mắt nên còn được gọi là carotenoid võng mạc. Để bảo vệ mắt, chống lại các tác hại của ánh nắng mặt trời, chúng ta thường đeo kính râm chống nắng. Đó là cách chống nắng cho mắt từ bên ngoài. Vậy có cách gì để chống nắng từ bên trong? Lutein và zeaxanthin được ví như chiếc kính mát bảo vệ ở bên trong mắt cũng là vì lý do này. Hai chất này kết hợp với các chất chống oxy hóa khác để tạo ra hàng rào bảo vệ, loại bỏ các gốc tự do, những tác nhân có hại gây ra các bệnh về mắt phổ biến hiện nay như: Thoái hoá điểm vàng, đục thủy tinh thể, đục dịch kính…
Do ánh sáng tập trung mạnh ở điểm vàng nên điểm vàng là nơi dễ bị tổn thương nhất và lutein cũng như zeaxanthin với chức năng chống ôxy hóa đã giúp bảo vệ sự toàn vẹn của điểm vàng. Thoái hóa điểm vàng là bệnh gây mù và không điều trị được, cách hiệu quả nhất vẫn là phòng bệnh bằng một chế độ dinh dưỡng giàu lutein và zeaxanthin. Đây là bệnh tiến triển từ từ ngay từ tuổi trẻ và sẽ biểu hiện triệu chứng lúc cao tuổi nên việc phòng bệnh cần được thực hiện sớm.
Có thể bổ sung lutein và zeaxanthin bằng cách lựa chọn các loại rau củ quả nhiều màu sắc như: Ớt chuông, cam, ngô, xoài, khoai lang, cà rốt, bí đỏ, cà chua, cải xoăn, rau bina, lòng đỏ trứng… trong các bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, cần uống đủ nước lọc - nước giống như một chất xúc tác, tham gia vào mọi phản ứng của cơ thể, nó giúp ngăn ngừa và phòng chống tình trạng mất nước của cơ thể. Mắt bị khử nước, dẫn đến nguy cơ bị khô mắt. Có thể uống thêm các loại nước quả và sữa cũng có tác dụng khỏe cho đôi mắt vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho mắt chúng ta cũng nên hạn chế các thức ăn không tốt cho cơ thể, đồng thời có hại cho mắt, đó là thức ăn nhiều đường ngọt, thức ăn nhiều muối mặn, thức ăn nhanh chế biến sẵn, rượu, bia.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.